Cộng_đồng_Pháp
Cộng_đồng_Pháp

Cộng_đồng_Pháp

Các thành viên:Cộng đồng Pháp (tiếng Pháp: Communauté française) thay thế Liên hiệp Pháp vào năm 1958 dựa theo Hiến pháp 1958 của Pháp. Liên hiệp Pháp là hậu duệ của Đế quốc thực dân Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thành viên vùng lãnh thổ và Pháp cựu thuộc địa sở hữu đáng kể quyền tự chủ, sự ràng buộc với Pháp chỉ kiểm soát tiền tệ, quốc phòng, đối ngoại và chiến lược an ninh quốc gia theo các quy định của khối Cộng đồng. Hiến pháp quy định quốc gia hội viên có thể trưng cầu dân ý về nền độc lập và tách ra khỏi Cộng đồng. Điều khoản bổ sung năm 1960 cho phép một quốc gia hội viên có thể độc lập mà vẫn trong Cộng đồng hoặc nằm ngoài Cộng đồng được gia nhập Cộng đồng.Các quy định khối Cộng đồng tại Hiến pháp 1958, chương XII, tại Điều 77 quy định: "Mọi quốc gia đều được hưởng quyền tự trị, mỗi quốc gia tự trị trong công việc đúng theo thể thức dân chủ. Chỉ có một quốc tịch của khối Cộng đồng. Mọi công dân đều bằng nhau, trước pháp luật bất chấp căn nguyên, chủng tộc, tôn giáo. Các nhiệm vụ của họ đều giống nhau.Điều 78 quy định phạm vi thẩm quyền của khối cộng động (các quyền không thuộc các quốc gia), bao gồm các quyền đương nhiên thuộc khối Cộng đồng, các quyền của khối cộng đồng trên một số thỏa hiệp đặc biệt và phải được Quốc hội Pháp và Quốc hội quốc gia sở quan chuẩn y theo quy định Điều 87.Điều 80 quy định Tổng thống, cơ quan chấp hành, Thượng viện và một pháp đình hòa giải, các thiết chế của khối cộng đồng.Luật Hiến pháp 4/6/1960 quy định điều khoản của chương này có thể bị sửa đổi bởi hiệp ước ký kết giữa các quốc gia hội viên trong khối Cộng đồng, điều khoản mới được áp dụng theo điều khoản ấn định trong Hiến pháp của mỗi quốc gia.Điều 86 quy định mỗi quốc gia hội viên của khối cộng đồng có thể trở thành độc lập và sẽ ra khỏi khối. Luật Hiến pháp 4/6/1960 quy định một quốc gia ra khỏi khối cộng đồng có thể sau khi ký kết các hiệp ước, trở thành độc lập mà vẫn là hội viên của khối. Một quốc gia độc lập, không phải là hội viên của khối ký hiệp ước có thể tham gia nhập khối và giữ tính độc lập.Khi các cộng đồng được thành lập, nhà lãnh đạo Pháp Charles de Gaulle đã xác định rằng bất kỳ quốc gia trong đó cuối cùng sẽ có quyền lựa chọn rời khỏi Cộng đồng Pháp để hoàn toàn độc lập. Ngoài Guinea, mà đã chọn bằng cách trưng cầu dân ý về hiến pháp năm 1958 không chấp nhận hiến pháp này, tất cả các Pháp cai trị vùng lãnh thổ trong vùng hạ Sahara châu Phi tham gia vào cộng đồng mới. Năm 1960, một phiên bản tiếp theo của hiến pháp của Pháp được ban hành do sự thất bại của Pháp trong Chiến tranh Đông Dương và các căng thẳng ở Pháp Algeria, cho phép các thành viên của Cộng đồng Pháp có thể đơn phương thay đổi hiến pháp riêng của họ. 16 quốc gia tách ra khỏi Cộng đồng và chính thức độc lập trong cùng năm đó.Ngày 4/8/1995, Pháp hủy bỏ điều khoản trong Hiến pháp Pháp liên quan đến Cộng đồng Pháp. Tổ chức này chính thức bị giải tán.[1]