Cộng_tính_văn_hóa
Cộng_tính_văn_hóa

Cộng_tính_văn_hóa

Cộng tính văn hóa (tiếng Anh là cultural additivity, tiếng Hoa là 文化可加性) là khái niệm mô tả cộng đồng (hoặc cá nhân) thuộc một văn hóa xác định sẵn sàng chấp nhận các hệ giá trị của văn hóa khác vào hệ giá trị của cộng đồng (hoặc cá nhân) đó, bất chấp việc các giá trị mới có thể đối nghịch với hệ giá trị đang tồn tại [1]. Tại Việt Nam, hiện tượng cộng tính văn hóa được thể hiện rõ nét qua sự tồn tại và ảnh hưởng lẫn nhau của tam giáo (hay truyền thống, trường phái tôn giáotriết học của Nho giáo, Phật giáo, và Đạo giáo). Hiện tượng cộng tính văn hóa được xem là một đặc tính tiêu biểu của tôn giáo và triết lý tại Việt Nam [2]Khái niệm cộng tính văn hóa được đề xuất bởi nhà nghiên cứu Vương Quân Hoàng, vào năm 2018, và được đội ngũ nghiên cứu Trung tâm Khoa học Xã hội Liên ngành (thuộc ĐH Phenikaa, Hà Nội), triển khai xuất bản thành công trên ấn phẩm hàn lâm Palgrave Communications của Nature Portfolio, trong năm 2018. Khái niệm này được xây dựng dựa trên cơ chế mindsponge (tiếng Anh là mindsponge mechanism) [3]. Dựa trên cơ chế nạp xả giá trị văn hóa mindsponge, ta có thể hiểu cách mà một cộng đồng (hoặc cá nhân) tiếp thu và loại bỏ các giá trị văn hóa mà họ tiếp xúc có ảnh hưởng quyết định đối với mức độ cộng tính văn hóa của cộng đồng (hoặc cá nhân) đấy. Một cộng đồng (hoặc cá nhân) có thể xem là có cộng tính văn hóa cao nếu như cộng đồng (hoặc cá nhân) đấy chấp nhận được nhiều sự tồn tại và tương tác của nhiều giá trị văn hóa khác nhau cùng lúc. Mức độ cộng tính sẽ giảm đi nếu cộng đồng (hoặc cá nhân) đấy lựa chọn loại bỏ các giá trị văn hóa mâu thuẫn với các giá trị mà họ xem là giá trị văn hóa cốt lõi.[4] Quá trình kiểm tra và xác thực sự tồn tại của hiện tượng cộng tính văn hóa với dữ liệu được thực hiện thông qua kỹ thuật thống kê Bayseian, Hamiltonion MCMC trên môi trường ngôn ngữ tính toán thống kê R và nền tảng Stan. (Dữ liệu của nghiên cứu này đã được chuẩn hóa thành dữ liệu của R package tiêu chuẩn, có thể sử dụng trực tiếp từ chương trình bayesvl.[5])