Cổng_thông_tin:Điện_ảnh

Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh (công nghiệp điện ảnh).Trong tiếng Việt, điện ảnh đôi khi còn được gọi là Xi-nê, xuất phát từ "cinéma" (điện ảnh trong tiếng Pháp) vốn là từ rút gọn của "cinématographe". "Cinématographe" (xuất phát từ tiếng Hy Lạp κίνημα - kínēma có nghĩa là chuyển động, còn γράφειν - gráphein có nghĩa là ghi lại) là cái tên được Léon Bouly đặt cho chiếc máy ghi lại hình ảnh của ông trong đăng ký bằng sáng chế số 219 350 năm 1892, một trong những mốc sự kiện khai sinh ra ngành điện ảnh.Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật, đôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền.Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ thuật thứ bảy. 6 nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegelkiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, thi canhảy múa. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp, khác với những phim truyền hình. Vì lý do đó, từ "màn bạc" hay "màn ảnh lớn" cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn ảnh rạp chiếu phim có màu trắng), phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ.Không rõ ai là tác giả của đoạn phim này. Nó được tìm thấy trong một bộ sưu tập phim ảnh và máy chiếu ở Kyōto vào năm 2005. Đoạn phim dài ba giây, mô tả một cậu bé viết các chữ kanji "活動写真", sau đó nhấc mũ lên chào. Những khung hình được in lưới màu với hai màu đỏ-đen bằng cách sử dụng một thiết bị tạo ra các hình chiếu đèn lồng ma thuật. Cuộn phim được ghép nối thành một vòng lặp để chiếu liên tục. Đọc chi tiết...Trương Nghệ Mưu (ảnh) tại Liên hoan phim quốc tế Hawaii 2005. Nghệ Mưu là một đạo diễn, nhà biên kịch và nhà sản xuất điện ảnh người Trung Quốc. Ông từng giành 3 đề cử Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất, đồng thời là chủ nhân của Sư tử bạc-Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia, Giải Ban giám khảo tại Liên hoan phim CannesGấu Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Berlin.Bài chi tiết...Xem thêm...Đọc chi tiết...Đọc chi tiết...Cập nhậtWikipedia:Dự án là gì?Các nghệ thuật tiền điện ảnh ·Điện ảnh ·Lịch sử điện ảnh ·Biên niên sử điện ảnh ·Lịch sử điện ảnh Việt Nam ·Điện ảnh thế giớiĐiện ảnh Cách mạng ·Điện ảnh miền Nam ·Điện ảnh hải ngoại ·Điện ảnh đương đại ·Liên hoan phim ·Cánh diều vàng ·Phim ·Đạo diễn ·Diễn viên ·Hãng phim ·Giải thưởngQuá trình làm phim ·Kỹ thuật điện ảnh ·Kịch bản ·Thoại ·Casting ·Quay phim ·Hậu kỳ ·Kỹ xảo ·Biên tập ·Lồng tiếng ·Rạp chiếu phimNhà sản xuất ·Biên kịch ·Đạo diễn ·Quay phim ·Diễn viên ·Nhà soạn nhạc ·Diễn viên đóng thế ·Nhà phân phối ·Nhà phê bìnhPhim câm ·Phim điện ảnh ·Phim ngắn ·Điện ảnh thử nghiệm ·Phim hoạt hình ·Phim ca nhạc ·Phim tài liệu ·Phim thời sựHài ·Miền Tây ·Khoa học viễn tưởng ·Hình sự ·Thần thoại ·Kinh dị ·Phim chiến tranh ·Phim võ thuật ·Phim lịch sử ·Phim khiêu dâm ·Liên hoan phim ·Cannes ·Berlin ·Venezia ·Giải thưởng điện ảnh ·Oscar ·César ·Cánh diều vàng ·Danh sách bình chọn của Viện phim MỹCông nghiệp điện ảnh ·Hoa Kỳ ·Ấn Độ ·Hồng Kông ·Các hãng phim lớn ·Các dự án chị em của Wikimedia Foundation cũng cung cấp thông tin hữu ích:Wikibooks
Tủ sách
Commons
Kho hình ảnh
Wikinews 
Tin tức
Wikiquote 
Danh ngôn
Wikisource 
Văn thư
Wikiversity
Học liệu
Wiktionary 
Từ điển
Wikidata 
Cơ sở dữ liệu