Cầu_vồng
Cầu_vồng

Cầu_vồng

Cầu vồng hay mống là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạphản xạ qua các giọt nước mưa.Ở nhiều nền văn hóa khác nhau, cầu vồng xuất hiện được coi là mang đến điềm lành cho nhân thế.Tùy vào số lần phản xạ mà người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2... Trong đó cầu vồng bậc 1 là rõ nhất (chỉ có 1 lần phản xạ nên năng lượng sáng mạnh nhất). Thường cầu vồng nhìn thấy là cầu vồng bậc 1. Tuy nhiên đôi khi ta còn quan sát thêm được cầu vồng bậc 2 mà trật tự màu sắc lại ngược lại với cầu vồng bậc 1 và cường độ sáng yếu hơn.Cầu vồng bậc 2 chỉ xảy ra khi các tia sáng bị khúc xạ hai lần.[1] Giữa các cầu vồng tồn tại khoảng đai vòng tối gọi là dải Alexander.Trái Đất có độ cong nên ta chỉ có thể thấy được một nửa cầu vồng,[2] và tập trung vào một đường thẳng từ Mặt Trời đến mắt của người quan sát. Chỉ khi nào quan sát bằng vệ tinh hay tàu vũ trụ, cả một vòng cầu vồng mới hiện ra trước mắt.Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ [3] với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, nên cầu vồng có dạng một cung tròn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cầu_vồng http://usatoday30.usatoday.com/news/science/wonder... http://www.cornelsen.de/physikextra/htdocs/regenbo... http://eo.ucar.edu/rainbows/ http://www.theusner.eu/terra/4rainbow.html http://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/01179104 http://earthsky.org/earth/can-you-ever-see-the-who... http://www.atoptics.co.uk/rainbows/ord0.htm http://www.atoptics.co.uk/rainbows/seabow.htm https://van.physics.illinois.edu/qa/listing.php?id... https://archive.is/20130113232653/http://www.atopt...