Cảng_Sài_Gòn_0–2_Tổng_cục_Đường_sắt_(1976)
Cảng_Sài_Gòn_0–2_Tổng_cục_Đường_sắt_(1976)

Cảng_Sài_Gòn_0–2_Tổng_cục_Đường_sắt_(1976)

Cảng Sài Gòn 0–2 Tổng cục Đường sắt, được biết đến với tên gọi Trận cầu đoàn tụ (ở Việt Nam) hay Trận cầu thống nhất (theo cách gọi của báo chí nước ngoài), là một trận đấu giao hữu môn bóng đá diễn ra vào ngày 7 tháng 11 năm 1976 giữa Cảng Sài GònTổng cục Đường sắt trên sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trận đấu đầu tiên giữa hai đội bóng đến từ hai miền Nam, Bắc của Việt Nam khi 2 miền thống nhất năm 1976 sau Chiến tranh Việt Namsự kiện 30 tháng 4 năm 1975.Cảng Sài Gòn có tên gọi cũ là Đội bóng đá Tổng nha Thương cảng. Đội hình của họ bao gồm nhiều cầu thủ từng thuộc biên chế Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa từng tham dự các giải đấu quốc tế. Trong khi đó, Tổng cục Đường sắt, đội bóng đại diện cho lớp công nhân ngành đường sắt, vừa mới giành chức vô địch giải bóng đá Công đoàn miền Bắc. Trận đấu diễn ra trong bối cảnh sau khi sân vận động Cộng Hòa được đổi tên thành sân vận động Thống Nhất và cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất vừa diễn ra trước đó vài tháng. Tổng cục Thể dục thể thao Việt Nam cử đại diện là Đội bóng đá Tổng cục Đường sắt vào miền Nam tham gia loạt trận giao hữu với nhiệm vụ hàn gắn nền bóng đá hai miền sau nhiều năm chiến tranh.Trước khi cuộc so tài diễn ra, cổ động viên bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh hầu như không biết nhiều về các cầu thủ Tổng cục Đường sắt cho đến khi tận mắt chứng kiến họ trên sân đá tập. Vì lẽ đó, vào ngày diễn ra trận đấu chính thức, sân Thống Nhất trở nên quá tải với hơn 30.000 khán giả đến sân theo dõi, vượt xa sức chứa ban đầu của sân vận động, buộc lực lượng an ninh phải đóng cổng sớm. Bên trong sân, bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng" được phát lên xen giữa những tiếng vỗ tay của khán giả lúc trận đấu bắt đầu. Tổng cục Đường sắt ra sân với sơ đồ 4-3-3, trong khi Cảng Sài Gòn vẫn trung thành với đội hình 4-2-4 đặc trưng trước đây của họ.Trận đấu kết thúc với hai bàn thắng thuộc về đội khách Tổng cục Đường sắt. Tình huống đầu tiên đến sau một pha không chiến, tình huống thứ hai là kết quả của một nỗ lực cá nhân. Câu lạc bộ Tổng cục Đường sắt tiếp tục có thêm ba trận thắng nữa trước các đội bóng miền Nam và chỉ chịu thất bại trong trận cuối cùng của chuyến du đấu trước Đội bóng đá Hải Quan. Cho đến năm 1980, khi Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam ra đời, các đội bóng Nam – Bắc mới có thêm cơ hội để thi đấu với nhau nhiều hơn. Trong những năm sau đó, cả Tổng cục Đường sắt, Cảng Sài Gòn cũng như một số cầu thủ của hai đội đều gặt hái nhiều thành tích riêng. Năm 2015, Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức một trận giao hữu mừng 40 năm ngày Thống nhất với sự tham gia của nhiều cựu cầu thủ từng góp mặt trong trận cầu đầu tiên giữa hai miền Nam – Bắc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cảng_Sài_Gòn_0–2_Tổng_cục_Đường_sắt_(1976) http://www.rsssf.com/tablesv/vietnatday.html#74 http://www.rsssf.com/tablesz/zviet-intres.html http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Tran-cau-... http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?dis... http://baodansinh.vn/tran-cau-lich-su-qua-loi-ke-c... http://daidoanket.vn/the-thao/ky-uc-ve-tran-dau-li... http://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/Bin... http://tuyengiao.vn/thethao/ky-uc-ve-hai-tran-cau-... https://thesefootballtimes.co/2017/11/16/the-reuni... https://www.fifa.com/news/cong-vinh-taking-inspira...