Cùng_nhau_đi_Hồng_binh

Cùng nhau đi Hồng binh là một bài hát theo điệu March được sáng tác năm 1930 của nhạc sĩ Đinh Nhu[1][2], được coi là bài hát đầu tiên của nhạc đỏ Việt Nam[3][4][5].Một số nhà nghiên cứu như Trần Quang Hải[cần dẫn nguồn], Dương Viết Á[6] còn cho rằng ca khúc này là ca khúc mở đầu của tân nhạc (nếu không tính bài Dạ cổ hoài lang còn mang âm hưởng ngũ cung của nhạc cổ, sáng tác trước đó). Theo nhạc sĩ Trần Quang Hải, ca khúc này được viết dựa trên thang âm ngũ cung (Do, Re, Mi, Sol, La, Do)[cần dẫn nguồn].Tác giả Đinh Nhu sáng tác bài hát này khi chưa đầy 20 tuổi. Ông vốn không phải là nhạc sĩ, mà chỉ là một thanh niên tham gia hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp. Ông bị tù do hoạt động cách mạng, và bị Pháp bắn chết ngày 17 tháng 3 năm 1945.[1] Cùng nhau đi Hồng binh được ông sáng tác khi đang bị giam trong tù, lấy cảm hứng từ cao trào đấu tranh đấu tranh cách mạng sôi nổi những năm 1930, đặc biệt là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh[1][5].Tuy được sáng tác năm 1930 nhưng bài hát chỉ thực sự lan truyền rầm rộ vào năm 1945, khi phong trào kháng Nhật, chống Pháp lên cao, dẫn đến Cách mạng tháng Tám. Cùng với nhiều bài khác như Cờ Việt Minh (Vương Gia Khương), Tiếng gọi Thanh niên và Lên đàng (Lưu Hữu Phước), Du kích ca (Đỗ Nhuận), Tiến quân ca (Văn Cao), Cùng nhau đi Hồng binh đã được hát ở nhiều nơi, tại các cuộc biểu tình, mít tinh trong giai đoạn cách mạng đó.[1]Bài hát này được đưa vào một đoạn tổ khúc giao hưởng Hồi tưởng của nhạc sĩ Hoàng Vân.