Công_quốc_bộ_tộc
Công_quốc_bộ_tộc

Công_quốc_bộ_tộc

Công quốc bộ tộc (tiếng Đức: Stammesherzogtum), hay công quốc gốc, là một thuật ngữ dùng để chỉ các lãnh thổ của các bộ tộc Đức, gồm các tộc người Frank, người Sachsen, người Baiernngười Alemanni, cấu thành nên Vương quốc Đức vào thời điểm sụp đổ của Vương triều Caroling sau cái chết của Ludwig Trẻ con (Ludwig das Kind) năm 911, qua đến giai đoạn chuyển tiếp dẫn đến sự hình thành Vương triều Otto sau đó.Sau khi thay thế Vương triều Meroving cai trị Đông Francia, các vua Caroling đã xóa bỏ các công quốc bộ tộc thời kỳ đầu của Đế chế vào thế kỷ thứ 8. Khi Đế quốc Carolus suy tàn, các bộ tộc cũ trỗi dậy, nhưng với một danh nghĩa mới. Năm công quốc bộ tộc mới (đôi khi còn được gọi là "công quốc bộ tộc trẻ" để phân biệt với các công quốc bộ tộc thời kỳ tiền Caroling) là: Bayern (người Baiern), Franken, Lothringen (người Frank), Sachsen (người Sachsen) và Schwaben (người Alemanni).[1] Các vua của Vương tộc Salier (trị vì 1027–1125) vẫn giữ các công quốc bộ tộc như các bộ phận chính của nước Đức, nhưng chúng ngày càng trở nên lỗi thời trong thời kỳ đầu trung cổ, dưới triều đại Hohenstaufen, và cuối cùng đã bị Frederick Barbarossa bãi bỏ vào năm 1180 để ủng hộ quá trình phân chia lãnh thổ các bộ tộc cũng thành các công quốc thực thụ.