Công_nghệ_Bayer
Công_nghệ_Bayer

Công_nghệ_Bayer

Công nghệ Bayer là phương thức sản xuất chính tinh luyện quặng thô bauxit để sản xuất ra quặng tinh alumina.Trong bauxit có đến 30-54% là alumina, Al2O3, phần còn lại là các silica, nhiều dạng oxide sắt, và dioxide titan.[1] Alumina phải được tinh chế trước khi có thể sử dụng để điện phân sản xuất ra nhôm kim loại. Trong công nghệ Bayer, bauxit bị chuyển hóa bởi một luồng dung dịch natri hydroxide (NaOH) nóng lên tới 175 °C để trở thành hydroxide nhôm, Al(OH)3 tan trong dung dịch hydroxide theo phản ứng sau:Các thành phần hóa học khác trong bauxit không hòa tan theo phản ứng trên được lọc và loại bỏ ra khỏi dung dịch tạo thành bùn đỏ, quặng đuôi hay đuôi quặng của loại quặng bauxit. Chính thành phần bùn đỏ này gây nên vấn nạn môi trường về vấn đề đổ thải giống như các loại quặng đuôi của các khoáng sản kim loại màu nói chung. Tiếp theo, dung dịch hydroxide được làm lạnh và hydroxide nhôm ở dạng hòa tan phân lắng tạo thành một dạng chất rắn, bông, có màu trắng. Khi được nung nóng lên tới 1050 °C (quá trình canxit hóa), hydroxide nhôm phân rã vì nhiệt trở thành alumina và giải phóng hơi nước: