Chủ_nghĩa_dân_tộc_Nhật_Bản

Chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản là một dạng chủ nghĩa quốc gia của người Nhật, dùng để lý giải các tư tưởngchính sách về văn hóa, ứng xử chính trị, vận mệnh lịch sử của nước Nhật trong suốt hai thế kỷ trở lại đây. Chủ nghĩa dân tộc không nên bị nhầm lẫn với văn hóa quốc giachủ nghĩa quốc gia dưới định hướng nhà nước vốn có liên quan trực tiếp đến các chính sách đầy tham vọng về một Nhật Bản đế quốc trước và trong suốt thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai.Chủ nghĩa quốc gia được cho là nơi định hình nên các tư tưởng chính trị ban đầu góp phần đưa đến các quyết sách cho quân đội và nhất là hải quân đế quốc Nhật trong đệ nhị thế chiến. Mặc dù có những nét riêng biệt như tôn thờ Thiên hoàng và niềm tin vào cội nguồn tôn giáo, dân tộc chủ nghĩa Nhật Bản về một khía cạnh nào đó, cũng được cho là có vai trò tương tự đối với sự hình thành và phát triển các ý thức hệ mang hình hài phát xít phương Tây sau này.Khái niệm về dân tộc chủ nghĩa được dùng cho quân đội Nhật được biết đến nhiều nhất là võ sĩ đạo - hay tinh thần võ sĩ đạo, vốn được kế thừa từ niềm tự hào mãnh liệt của các võ sĩ Samurai trong quá khứ. Hình dung từ thể hiện sự độc tôn về hệ tư tưởng này và các học thuyết chủ nghĩa phong kiến về con đường lý tưởng mà mỗi một võ sĩ Samurai phải dấn thân một cách đầy tự hào, mà sau này các nhà nghiên cứu thường nhắc lại dưới khái niệm Vũ gia tư tưởng (武家思想, "buke shisō"). Được biết đến qua 11 quyển Hagakure (ẩn mình dưới lá) chủ yếu bàn về con đường sống-chết của các võ sĩ Nhật được Tsuramoto Tashiro ghi lại từ các cuộc đàm đạo với võ sĩ Yamamoto Tsunetomo từ 1709 đến 1716.