Chất_chủ_vận_hormone_giải_phóng_gonadotropin
Chất_chủ_vận_hormone_giải_phóng_gonadotropin

Chất_chủ_vận_hormone_giải_phóng_gonadotropin

Chất chủ vận hormone giải phóng gonadotropin (Chất chủ vận GnRH) là một loại thuốc ảnh hưởng đến gonadotropinhormone sinh dục.[1] Chất này có trong các chỉ định của ngành y học hỗ trợ sinh sản với mục đích giảm nồng độ hormone sinh dục trong điều trị các bệnh ung thư nhạy cảm với hormone như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, một số bệnh phụ khoa như rong kinhlạc nội mạc tử cung, nồng độ testosterone cao ở phụ nữ, dậy thì sớm ở trẻ em, là một phần của liệu pháp hormone chuyển giới, và để trì hoãn quá trình dậy thì ở thanh niên chuyển giới cùng với các mục đích sử dụng khác. Chất chủ vận GnRH được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm vào mô béo, như thiết bị cấy ghép vào mô béo và dưới dạng thuốc xịt mũi.Tác dụng phụ của chất chủ vận GnRH liên quan đến sự thiếu hụt hormone sinh dục, gồm các triệu chứng liên quan đến nồng độ testosterone thấp và nồng độ estrogen thấp như bốc hỏa, rối loạn chức năng sinh dục, teo âm đạo, teo dương vật, loãng xương, vô sinh và suy giảm các đặc điểm thể chất đặc trưng cho giới tính. Đây là các chất chủ vận của thụ thể GnRH và hoạt động bằng cách tăng hoặc giảm giải phóng gonadotropin và sản xuất hormone sinh dục của các tuyến sinh dục. Khi được sử dụng để ức chế giải phóng gonadotropin, chất chủ vận GnRH có thể làm giảm đi 95% nồng độ hormone sinh dục ở cả hai giới.[2][3][4][5]GnRH được phát hiện vào năm 1971, và các chất tương tự GnRH đã được đưa vào sử dụng y khoa vào những năm 1980.[6][7] Tên chung quốc tế của chúng thường kết thúc bằng -relin. Các chất tương tự GnRH nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi nhất là leuprorelin (biệt dược Lupron) và triptorelin (biệt dược Decapeptyl). Các chất tương tự GnRH có sẵn dưới dạng thuốc generic. Dù vậy, chúng vẫn còn rất đắt.

Chất_chủ_vận_hormone_giải_phóng_gonadotropin

Đồng nghĩa Chất chủ vận receptor gonadotropin; chất chẹn GnRH; chất chặn GnRH; Antigonadotropins
Sử dụng Y học hỗ trợ sinh sản; Ung thư tuyến tiền liệt; Ung thư vú; Rong kinh; Lạc nội mạc tử cung; U xơ tử cung; Tăng tiết androgen; Rậm lông; Dậy thì sớm; Người chuyển giới; Thiến hóa học đối với đối tượng lệch lạc tình dụctội phạm tình dục
Mục tiêu sinh học GnRH receptor
Lớp hóa chất Peptid