Chính_quyền_hội_đồng-quản_đốc

Hình thức Chính quyền hội đồng-quản đốc (tiếng Anh: council–manager government) là một trong hai hình thức chính quyền khu tự quản chiếm ưu thế tại Hoa Kỳ. Hình thức phổ biến khác của chính quyền khu tự quản tại Hoa Kỳ là hình thức thị trưởng-hội đồng thường thường là đặc tính chính quyền tại các thành phố lớn.[1] Chính quyền hội đồng-quản đốc cũng được sử dụng trong các chính quyền quận tại Hoa Kỳ và bộ phận điều hành một quận có thể được gọi theo tiếng Anh là "council" (hội đồng), "commission" (ủy ban), "freeholder" (đặc biệt duy nhất tại tiểu bang New Jersey), "aldermen",... Hình thức hội đồng-quản đốc cũng được dùng trong chính quyền khu tự quản tại CanadaIreland cũng như nhiều quốc gia khác nữa.Dưới hình thức chính quyền hội đồng-quản đốc tại các khu tự quản, bộ phận chính quyền dân cử chịu trách nhiệm đối với chức năng lập pháp của khu tự quản, thí dụ như thiết lập chính sách, thông qua luật lệ quy định, biểu quyết ngân sách chi tiêu, và phát triển tầm nhìn tổng thể.[2] Quận và các loại chính quyền địa phương khác cũng theo cùng mẫu hình này.Hội đồng lập pháp mà mỗi thành viên là đại biểu được bầu lên tại từng khu riêng biệt sẽ bổ nhiệm một quản đốc nghiệp vụ để trông coi các hoạt động hành chính, triển khai các chính sách của hội đồng, và cố vấn cho hội đồng. Chức danh "thị trưởng" hiện diện trong loại hội đồng lập pháp này là một chức danh phần lớn mang tính lễ nghi và có thể được chọn lựa bởi hội đồng trong số các thành viên hội đồng hay là người được toàn thể các khu bầu chọn vào hội đồng nhưng không có quyền lực hành chính.[3]Chức vụ quản đốc thành phố trong hình thức chính quyền khu tự quản này thì tương tự với chức vụ tổng giám đốc của một công ty, đảm trách điều hành nghiệp vụ cho ban giám đốc. Chính quyền hội đồng-quản đốc thì rất giống như một Công ty đại chúng.[4] Trong một công ty, ban giám đốc bổ nhiệm một tổng giám đốc. Người này đưa ra những quyết định chính và nắm trong tay quyền lực đại diện cho các cổ đông Trong chính quyền hội đồng-quản đốc, hội đồng dân cử bổ nhiệm một quản đốc. Người này đưa ra các quyết định chính, và nắm trong tay quyền lực đại diện cho công dân.Hệ thống chính quyền này được sử dụng tại 40,1% thành phố Mỹ có dân số từ 2.500 người trở lên, theo Niên giám Khu tự quản 2011 do Hội Quản lý Quận/Thành phố Quốc tế (ICMA) xuất bản,[5] một tổ chức nghiệp vụ cho các quản đốc thành phố và các nhà quản lý chính quyền địa phương hàng đầu khác.