Chiến_tranh_Thanh-Miến

Càn Long Lưu Tảo (劉藻) Minh Thụy (明瑞) [1] A Lý Cổn (阿里袞) [1] Dương Ứng Cư (楊應琚) Hsinbyushin Maha Thiha Thura Maha Sithu Ne Myo Sithu Balamindin Quân Bát Kỳ Lục doanh binhQuân Mông CổLần thứ nhấtTổng cộng: 5,000 bộ binh, 1000 ngựa[2]
Lần thứ haiTổng cộng: 25.000 bộ binh, 2500 ngựa[2]
Lần thứ baTổng cộng: 50.000 quân[5]
Lần thứ tưTổng cộng: 60.000 quân[6]
Lần mộtTổng cộng: không rõLần thứ haiTổng cộng: không rõLần thứ baTổng cộng: khoảng 30.000 bộ binh, 2000 kỵ binh[7]
Lần thứ tưTrên 7 vạn chết và mất tích,[9]Chiến tranh Thanh–Miến (tiếng Trung: 中緬戰爭 hoặc 清緬戰爭; tiếng Miến Điện: တရုတ်-မြန်မာ စစ်ပွဲ (၁၇၆၅–၁၇၆၉)), còn gọi là Cuộc xâm lược Miến Điện của nhà Thanh hay Chiến dịch Miến Điện của Đại Thanh, là một cuộc chiến tranh giữa Đại ThanhĐế quốc Konbaung tại Miến Điện. Nhà Thanh dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Càn Long đã bốn lần tấn công Miến Điện trong các năm từ 1765 đến 1769, xem đó là một trong Thập toàn Võ công. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh này đã lấy đi sinh mạng của 7 vạn binh sĩ nhà Thanh gồm cả bốn vị chỉ huy[11], có lúc lại bị coi là "một trong những đại chiến bại của Thanh triều".[12] Miến Điện đã tự vệ thành công, tạo cơ sở cho biên giới giữa hai nước Myanma và Trung Quốc ngày nay.[11]Ban đầu, Càn Long tin là Miến Điện dễ đánh, nên chỉ phái quân Lục doanh đang đồn trú tại Vân Nam đi đánh. Quân Thanh sang đánh vào lúc phần lớn quân Miến Điện đang tham chiếnAyutthaya. Tuy nhiên, quân Miến Điện đã đánh bại hai cuộc tấn công đầu tiên của quân Thanh vào các năm 1765 và 1766 ngay tại biên giới. Cuộc xung đột quy mô khu vực đã leo thang thành chiến tranh quy mô lớn với sự huy động quân lực quy mô toàn quốc ở cả hai nước. Cuộc tấn công lần thứ ba (1767–1768) do lực lượng Bát Kỳ thiện chiến làm chủ lực gần như đã thắng lợi, khi đã thâm nhập sâu được vào miền Trung và chiếm được kinh đô Ava của Miến Điện trong vài ngày.[13] Nhưng quân Bát Kỳ ở Hoa Bắc không quen với địa hình và dịch bệnh nhiệt đới, nên đã bị đẩy lui với tổn thất nặng nề.[1] Rút kinh nghiệm từ việc thiếu phòng bị, Vua Hsinbyushin đã kéo phần lớn lực lượng quân Miến Điện ở Ayutthaya về vùng biên giới với Thanh. Cuộc tấn công lần thứ tư và là cuộc tấn công lớn nhất của nhà Thanh diễn ra ở vùng biên giới. Quân Thanh gần như đã bị vây kín, và cuối cùng giữa các chỉ huy chiến trường của hai bên đã đạt được nghị hòa vào tháng 12 năm 1769.[12][14]Sau đó, nhà Thanh đã bố trí lực lượng quân sự lớn ở vùng biên giới Vân Nam suốt khoảng một thập kỷ để cố gắng tiến hành một cuộc chiến tranh nữa, và đã cấm trao đổi thương mại biên giới giữa hai nước suốt hai thập kỷ.[12] Miến Điện cũng đề phòng nhà Thanh sẽ tấn công nữa, nên đã bố trí nhiều đơn vị ở vùng biên giới.[1] Hai mươi năm sau, khi nhà Thanh và nhà Konbaung nối lại quan hệ ngoại giao vào năm 1790, nhà Thanh đơn phương xem việc này nghĩa là Miến Điện cầu xin, và tuyên bố chiến thắng.[12] Trớ trêu thay, kẻ được lợi chủ yếu từ cuộc chiến tranh này là người Thái. Sau khi kinh đô Ayutthaya của họ thất thủ vào tay quân Myanma tháng 4 năm 1767, họ đã tái tập hợp khi quân Miến Điện rút đi, và giành lại lãnh thổ của mình trong vòng hai năm sau đó.[13]

Chiến_tranh_Thanh-Miến

Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian1765 đến 13/22 tháng 12 năm 1769
Địa điểm
Các bang Shan, Kachin, Thượng Miến, và Vân Nam ngày nay
Kết quảMyanma chiến thắng
Kết quả Myanma chiến thắng
Thời gian 1765 đến 13/22 tháng 12 năm 1769
Địa điểm
Các bang Shan, Kachin, Thượng Miến, và Vân Nam ngày nay