Chiến_tranh_Nagorno-Karabakh_2020
Chiến_tranh_Nagorno-Karabakh_2020

Chiến_tranh_Nagorno-Karabakh_2020

Chiến thắng của Azerbaijani[2][3]Trong cuộc chiến:Sau đình chiến: Azerbaijan Armenia
 Artsakh Quân đội Azerbaijan Bộ đội biên phòng[34]
Bộ Nội vụ Cục Tình báo Nước ngoàiLính đánh thuê Syria[17][45]Theo Azerbaijan:Theo SOHR:Theo Armenia:Chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020 là một cuộc xung đột vũ trang giữa Azerbaijan, ủng hộ bởi Thổ Nhĩ Kỳ, với Cộng hòa Artsakh tự xưng và Armenia, trong vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakhkhu vực xung quanh. Đây là bước leo thang mới nhất của cuộc xung đột ở khu vực này, vốn được cộng đồng quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan, nhưng được kiểm soát một phần bởi Artsakh, một quốc gia ly khai với dân tộc chủ yếu là người Armenia.[lower-alpha 4]Các cuộc đụng độ bắt đầu vào sáng ngày 27 tháng 9 năm 2020 dọc theo Đường liên lạc Nagorno-Karabakh, vốn được thiết lập sau cuộc Chiến tranh Nagorno-Karabakh thứ nhất (1988–1994). Đáp lại, Armenia và Artsakh đã đưa ra thiết quân luậttổng động viên,[81][82] trong khi Azerbaijan đưa ra thiết quân luật,[83] một lệnh giới nghiêm và điều động một phần.[84] Vào ngày 28 tháng 9, việc huy động một phần đã được tuyên bố tại Azerbaijan.[85] Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ quân sự cho Azerbaijan, tuy nhiên mức độ hỗ trợ còn chưa rõ ràng.[86][87] Sự liên quan của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là nỗ lực để mở rộng trường ảnh hưởng, cả bằng việc nâng cao vị thế của Azerbaijan trong cuộc xung đột và giảm thiểu tầm ảnh hưởng của Nga trong khu vực.[86][88]Các nhà phân tích quốc tế tin rằng việc giao tranh bắt đầu với Azerbaijan tấn công,[86][89] với mục đích chính là lấy lại những quận ít đồi núi ở phía nam Nagorno-Karabakh, dễ chiếm hơn khu vực bên trong được bảo vệ kiên cố.[90] Cuộc chiến đánh dấu việc sử dụng UAV, cảm biến, pháo binh hạng nặng tầm xa[91]tên lửa, cũng như tuyên truyền nhà nước và việc sử dụng tài khoản mạng xã hội trên mặt trận thông tin trực tuyến.[92] Con số thương vong ở cả hai bên có thể lên đến vài ngàn.[93] Nhiều quốc gia và Liên Hiệp Quốc lên án mạnh mẽ cuộc chiến và kêu gọi hai bên giảm leo thang căng thẳng và quay lại đàm phán ngay lập tức.[94] Ba thỏa thuận ngừng bắn do Nga, Pháp, và Hoa Kỳ làm trung gian vẫn không thể chấm dứt cuộc giao tranh.[95]Sau vụ chiếm giữ Shusha, thành phố lớn thứ hai tại Nagorno-Karabakh, một thỏa thuận đình chiến được ký giữa Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev, Thủ tướng Armenia, Nikol Pashinyan, và Tổng thống Nga, Vladimir Putin, chấm dứt tất cả xung đột trong khu vực kể từ 00:00, ngày 10 tháng 11 năm 2020 giờ Moskva.[96][97][98] Tổng thống Artsakh, Arayik Harutyunyan, cũng đồng ý chấm dứt chiến tranh.[99] Dưới thỏa thuận này, các bên tham chiến sẽ giữ quyền kiểm soát các lãnh thổ hiện tại trong Nagorno-Karabakh, trong khi Armenia sẽ trao trả vùng lãnh thổ xung quanh chiếm được năm 1994 cho Azerbaijan. Azerbaijan cũng được tiếp cận trực tiếp vùng lãnh thổ tách rời Nakhchivan giáp với Thổ Nhĩ KỳIran.[6] Khoảng 2.000 binh lính Nga sẽ được điều đi làm lực lượng gìn giữ hòa bình dọc theo hành lang Lachin giữa Armenia và Nagorno-Karabakh trong vòng ít nhất 5 năm.[1]Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, thỏa thuận đình chiến bị phá vỡ ngày 26 tháng 11, tại làng Sor, và nói rằng ba lính Azerbaijan bị giết và hai người bị thương trong một cuộc tấn công bởi Armenia. Đồng thời, theo giới chức Azerbaijan, ngày 8 tháng 12, một lính Azerbaijan bị giết và một nhân viên Azercell bị thương nặng trong lúc lắp đặt cơ sở liên lạc và thiết bị truyền tải gần Hadrut.[100]Vụ vi phạm đáng kể thỏa thuận đầu tiên được lực lượng gìn giữ hòa bình Nga trong vùng xác nhận diễn ra ngày 11 tháng 12, gần Hadrut. Các làng Khtsaberd (Çaylaqqala), Hin Tagher (Köhnə Tağlar), và tu viện Katarovank tại tỉnh Tỉnh Hadrut đã bị Artsakh chiếm giữ trong cuộc chiến.[101] Giao tranh nổ ra quanh khu vực bám trụ của Armenia mặc cho thỏa thuận đình chiến, và lực lượng Azerbaijan được cho là đã chiếm được Hin Tagher ngày 12 tháng 12, với một số đụng độ tiếp tục diễn ra trong khu vực.[102][103][104] Sau đó, giới chức Artsakh xác nhận rằng sáu người lính đã bị thương.[105] Cả hai bên cáo buộc bên còn lại tái khởi động cuộc xung đột. Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga yêu cầu cả hai bên tôn trọng thỏa thuận đình chiến.[106] Ngày 13 tháng 12, lực lượng Nga chiếm quyền kiểm soát Hin Tagher.[107] Tuy nhiên, ngày hôm sau, Bộ Quốc phòng Nga phát hành bản đồ cho thấy cả hai ngôi làng nằm ngoài phạm vi của nhiệm vụ gìn giữ hòa bình,[108] và cả hai được trả về cho Azerbaijan.[109]

Chiến_tranh_Nagorno-Karabakh_2020

Thay đổilãnh thổ

Trong cuộc chiến:

Sau đình chiến:

  • Azerbaijan giữ những vùng thuộc Nagorno-Karabakh chiếm được trong chiến tranh, tất cả lãnh thổ do Armenia kiểm soát xung quanh Nagorno-Karabakh trao trả cho Azerbaijan ngày 1 tháng 12 năm 2020.
  • Azerbaijan được quyền tiếp cận trực tiếp lãnh thổ tách rời Nakhchivan của mình bằng một hành lang qua Armenia.[6]
Thời gianĐịa điểmKết quảThay đổilãnh thổ
Thời gian27 tháng 9, 2020 (2020-09-27) – 10 tháng 11, 2020 (2020-11-10)
(1 tháng và 2 tuần)[1]
Địa điểm
Kết quả

Chiến thắng của Azerbaijani[2][3]

Thay đổi
lãnh thổ

Trong cuộc chiến:

Sau đình chiến:

  • Azerbaijan giữ những vùng thuộc Nagorno-Karabakh chiếm được trong chiến tranh, tất cả lãnh thổ do Armenia kiểm soát xung quanh Nagorno-Karabakh trao trả cho Azerbaijan ngày 1 tháng 12 năm 2020.
  • Azerbaijan được quyền tiếp cận trực tiếp lãnh thổ tách rời Nakhchivan của mình bằng một hành lang qua Armenia.[6]
Kết quả

Chiến thắng của Azerbaijani[2][3]

Thời gian 27 tháng 9, 2020 (2020-09-27) – 10 tháng 11, 2020 (2020-11-10)
(1 tháng và 2 tuần)[1]
Địa điểm

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Nagorno-Karabakh_2020 http://geopolitics.am/archives/15697 http://armiya.az/ru/news/166994 http://www.science.gov.az/news/open/14376 http://asbarez.com/198526/governments-resignation-... http://asbarez.com/199167/president-sarkissian-say... http://theconversation.com/nagorno-karabakh-what-d... http://www.theguardian.com/artanddesign/2020/oct/1... http://www.theguardian.com/world/2020/oct/11/nagor... http://unscr.com/files/1993/00822.pdf http://unscr.com/files/1993/00853.pdf