Cao_tăng_truyện

Cao tăng truyện (chữ Hán: 高僧傳), còn được gọi là Lương cao tăng truyện, là một bộ tuyển tập truyện ghi chép sự tích về các nhà sư nổi tiếng ở Trung Quốc từ lúc Phật giáo mới du nhập vào Trung Quốc đến đầu nhà Lương.[1]Bộ sách gồm 14 quyển, do Tuệ Kiểu, tăng nhân thời nhà Lương Nam Bắc triều, biên soạn khoảng năm 530,[2][3] ghi chép truyện 257 danh tăng cùng 274 nhân vật nổi tiếng từ thời Hán Vĩnh Bình (58–75) đến Lương Thiên Giám (502-519), phân thành 10 loại,[4][5] gồm: Dịch kinh (譯經, dịch giả kinh văn), Nghĩa giải (義解, giải thích ý nghĩa), Thần dị (神異, có phép thần thông), Tập thiền (習禪, các vị thiền giả), Minh luật (明律, nắm rõ giới luật), Di thân (遺身, lìa bỏ thân thể), Tụng kinh (誦經, những người tụng đọc), Hưng phúc (興福, ban hưởng phúc lộc), Kinh sư (經師, bảo tồn kinh văn), Xướng đạo (唱導, khởi xướng đạo pháp). Bộ truyện có tham khảo hơn 80 loại tài liệu khác nhau đương thời[6], nếu loại trừ những yếu tố huyền hoặc, cũng có giá trị rất cao về tính sử liệu, nhất là đối với giai đoạn đầu Phật giáo du nhập sang Đông Á.Chịu ảnh hưởng của Cao tăng truyện, đời ĐườngĐạo Tuyên soạn "Tục cao tăng truyện" gồm 30 quyển, đời TốngTán Ninh soạn "Tống cao tăng truyện" gồm 30 quyển, đời MinhNhư Tinh soạn "Đại Minh cao tăng truyện" gồm 8 quyển. Đời sau gọi 4 bộ Cao tăng truyện này hợp xưng là Tứ triều cao tăng truyện.