Bruhathkayosaurus

Bruhathkayosaurus (/[invalid input: 'icon']bruːˌhæθkeɪ.[invalid input: 'ɵ']ˈsɔːrəs/; có nghĩa là "thằn lằn rất lớn") có thể là loài khủng long lớn nhất từng sống trên trái đất. Tuy nhiên, tính chính xác của tuyên bố này đã bị sa lầy trong tranh cãi. Tất cả ước tính này được dựa trên báo cáo của Yadagiri và Ayyasami năm 1989 sau khi công bố việc phát hiện ra hóa thạch của loài này.[1]Các tác giả ban đầu phân loại loài này vào nhóm Khủng long chân thú, một thành viên của một nhóm đi đứng bằng hai chân, chủ yếu các loài trong nhóm này đều là loài ăn thịt, bao gồm cả khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus), nhưng một số ý kiến chưa được công bố đầu năm 1995 vẫn cho rằng loài này thực sự thuộc về nhóm Khủng long chân thằn lằn (cũng có thể là giống Titanosaurus), một thành viên của một nhóm khác nhau đi đứng bằng bốn chân, đều là loài khủng long ăn cỏ có cổ và đuôi rất dài. Trong năm 2006, tài liệu tham khảo về Bruhathkayosaurus đầu tiên công bố khi Sauropoda xuất hiện trong một cuộc khảo sát về động vật có xương sống Malagasy của David Krause cùng các đồng nghiệp.[2]Cho đến khi những gì còn lại được mô tả, việc loài khủng long này được gán vào chi nào hay các ước tính về kích thước của nó mới có thể được sáng tỏ.