Borobudur
Borobudur

Borobudur

Borobudur, Barabodur hay Ba La Phù đồ (tiếng Indonesia: Candi Borobudur) là một ngôi đền Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 9 toạ lạc ở Magelang, miền trung Java, Indonesia, là một trong những ngôi đền cũng như di tích Phật giáo lớn nhất thế giới.[1][2][3] Ngôi đền có chín tầng, xếp chồng lên nhau bao gồm sáu vuông, ba tròn và trên cùng là một mái tròn. Ngôi đền được trang trí bằng 2672 tấm phù điêu chạm khắc nổi và 504 pho tượng Phật. Mái vòm trên cùng được bao quanh bởi 72 pho tượng Phật, mỗi tượng được đặt trong một phù đồ.[4]Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 dưới triều đại Sailendra theo phong cách kiến trúc Phật giáo Java, trong đó pha trộn với tục thờ cúng tổ tiên của người Indonesia bản địa cũng như các khái niệm nhập Niết-bàn của Phật giáo.[3] Ngôi đền cũng cho thấy sự ảnh hưởng của phong cách Gupta, phản ánh ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực, nhưng vẫn mang những nét đặc sắc Indonesia riêng biệt.[5][6] Ngôi đền là nơi thờ Đức Phật và cũng là một địa điểm hành hương cho tín đồ Phật giáo. Cuộc hành trình của Phật tử bắt đầu từ nền đền rồi đi vòng quanh để lên đến đỉnh qua ba khu vực mô tả khái niệm tam giới vũ trụ của Phật giáo: Kāmadhātu (Dục giới), Rupadhatu (Sắc giới) và Arupadhatu (Vô sắc giới). Trên đường lên đến đỉnh ngôi đền, khách hành hương sẽ đi qua một hệ thống cầu thang và hành lang rộng lớn, qua 1460 tấm chạm khắc trên tường và lan can. Đền Borobodur là nơi có tập hợp phù điêu chạm khắc lớn nhất và đầy đủ nhất trên thế giới.[3]Bằng chứng đã cho thấy Borobodur đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và bị bỏ rơi sau sự suy tàn của các vương quốc Ấn giáo ở thế kỷ 14 và người Java cải sang đạo Hồi.[7] Thế giới bên ngoài chỉ biết được về sự tồn tại của nó vào năm 1814 khi toàn quyền người Anh trên đảo Java là Sir Thomas Stamford Raffles được người bản địa chỉ địa điểm. Kể từ đây, Borobodur đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Các lần lớn nhất là vào năm 1975 và1982 được thực hiện bởi chính phủ IndonesiaUNESCO. Sau đó, ngôi đền đã được liệt kê vào danh sách Di sản Thế giới.[3]Ngày nay, Borobodur vẫn được sử dụng như là địa điểm hành hương; mỗi năm một lần, Phật tử tại Indonesia lại tổ chức Đại lễ Phật đản tại ngôi đền. Ngoài ra, đây là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất của Indonesia.[8][9][10]

Borobudur

Số hồ sơ tham khảo 592
Loại Văn hóa
Tiêu chuẩn i, ii, vi
Tọa độ 7°36′29″N 110°12′14″Đ / 7,608°N 110,204°Đ / -7.608; 110.204Tọa độ: 7°36′29″N 110°12′14″Đ / 7,608°N 110,204°Đ / -7.608; 110.204
Ngày nhận danh hiệu 1991 (Kỳ họp 15)
Một phần của Tổ hợp đền Borobudur
Xây dựng Được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 dưới triều đại Sailendra
Phục hồi bởi Theodoor van Erp (nl)
Vùng Châu Á và châu Đại Dương
Quốc gia  Indonesia
Phục hồi lại 1911
Vị trí Magelang, Central Java
Kiến trúc sư Gunadharma

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Borobudur http://www.bergerfoundation.ch/Home/high_borobudur... http://www.borobudurpark.com http://www.guinnessworldrecords.com/records-3000/l... http://www.thejakartapost.com/news/2012/07/04/guin... http://www.emp.pdx.edu/htliono/borobudu.html //dx.doi.org/10.1016%2Fj.annals.2004.10.010 http://whc.unesco.org/en/list/592 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.world-heritage-tour.org/asia/id/borobud... http://www.indonesia.travel/en/destination/233