Biến_thể_đáng_lo_ngại
Biến_thể_đáng_lo_ngại

Biến_thể_đáng_lo_ngại

Biến thể đáng lo ngại (tiếng Anh: variant of concern, viết tắt: VOC) là thuật ngữ dùng để chỉ một hay nhiều biến thể của SARS-CoV-2. Đây là một hay nhiều đột biến trong miền liên kết thụ thể (RBD) của loại virut này có khả năng làm tăng ái lực liên kết với tế bào chủ ở đối tượng của nó, nên dễ lây lan hơn và gây bệnh nặng hơn.[1] Trong tự nhiên, virutvi khuẩn luôn luôn có đột biến như các loài sinh vật khác. Tuy nhiên, các sinh vật khác (sinh vật đa bào) khi bị đột biến thường giảm sức sống, bị quái thai, dị dạng và thường chết; trong khi đó, virutvi khuẩn đột biến lại thường tồn tại và phát triển, miễn là dạng đột biến đó vẫn sinh sản được.Một số nhà nghiên cứu cho rằng VOC là kiểu đột biến điểm ở miền liên kết thụ thể (RBD) làm tăng ái lực liên kết với tế bào chủ, tạo ra dạng đột biến N501Y,[2] gây ra kháng nguyên RBD-hACE2 không hoặc ít chịu tác động của một số loại văc-xin mới chế tạo và liên quan đến sự lây lan nhanh chóng trong quần thể người.[3][4]Trước phát hiện này, một số biến thể mới phát hiện đã được gọi là biến thể được quan tâm (variant of interest).[5] Sau khi phát hiện các dòng biến thể này, thì chúng đã được đưa vào hệ thống danh pháp PANGOLIN (phát sinh loài các dòng bùng phát toàn cầu đã đặt tên),[6] và xuất hiện trong hệ thống của tổ chức Nextstrain cũng như của tổ chức GISAID.[7][8]Gần đây (tính đến tháng 6 năm 2021), trong đại dịch COVID-19, thì virut SARS-CoV-2 đã liên tục phát sinh đột biến, với một số tổ hợp đột biến điểm đáng quan tâm và đáng lo ngại hơn nhiều những chủng trước đây,[9] do chúng lây truyền nhanh và độc lực mạnh hơn; đồng thời liên quan đến sự xuất hiện của các dạng kháng nguyên trốn (antigenic escape) tức là dòng này có khả năng thoát miễn dịch hay tránh miễn dịch của hệ thống miễn dịch ở vật chủ, do các kháng thể của vật chủ không nhận biết và loại bỏ được chúng.

Biến_thể_đáng_lo_ngại

Phân loại