Bitum
Bitum

Bitum

Bitum (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp bitume /bitym/),[1] còn được viết là bi-tum,[1] cũng còn được gọi là bi-tuym,[1] là một loại chất lỏng hữu cơđộ nhớt cao, màu đen, nhớp nháp. Tan được trong cacbon đisulfua (CS2), benzen, cloruafooc và một số dung môi hữu cơ khác. Theo nguồn gốc thì bitum có thể chia làm ba loại chính: Bitum dầu mỏ, Bitum đá dầu, Bitum thiên nhiên.Hiện nay, bitum chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng giao thông. Tùy theo công năng, điều kiện khí hậu và phương pháp thi công mà sử dụng bitum dầu mỏ rắn, bitum dầu mỏ quánh, bitum dầu mỏ lỏng trong xây dựng giao thông.Trong quá khứ, bitum được sử dụng để chống thấm nước cho tàu thuyền cũng như để làm lớp sơn phủ cho các công trình xây dựng; rất có khả năng là thành phố cổ Carthage đã dễ dàng bị cháy do sử dụng quá nhiều bitum trong xây dựng.Phần lớn các nhà địa chất cho rằng các mỏ trầm tích tự nhiên chứa bitum được tạo ra từ những phần còn lại của các loại vi tảo cổ và các sinh vật khác đã từng tồn tại trên Trái Đất. Các sinh vật này chết đi và phần còn lại của chúng đã bị trầm tích hóa trong bùn ở đáy đại dương hay các hồ mà chúng đã sinh sống. Dưới tác động của nhiệtáp suất ở độ sâu chúng bị trầm tích hóa thì các phần còn lại của các sinh vật này bị chuyển hóa thành các chất như bitum, dầu mỏ hay kerogen.Một số ít các nhà địa chất, những người theo thuyết nguồn gốc phi sinh vật của dầu mỏ thì cho rằng bitum và các hydrocacbon nặng hơn mêtan khác có nguồn gốc từ các độ sâu bên trong lớp phủ của Trái Đất thay vì có nguồn gốc từ các mảnh vụn sinh học.

Liên quan