243_Ida
243_Ida

243_Ida

243 Ida (phiên âm IPA: /ˈaɪdə/) là một tiểu hành tinh thuộc họ Koronis nằm ở vành đai tiểu hành tinh. Nó được nhà thiên văn học người Áo Johann Palisa phát hiện năm 1884. Tên của nó được đặt theo tên của một thần nữ trong thần thoại Hy Lạp. Thông qua quan sát, các nhà thiên văn xếp Ida vào tiểu hành tinh loại S, loại phổ biến nhất thuộc vành đai phía trong. Vào ngày 28 tháng 8 năm 1993, 243 Ida đã được tàu vũ trụ không người lái Galileo bay ngang qua và thăm dò khi tàu Galileo đang thực hiện nhiệm vụ đến Sao Mộc. Đây là tiểu hành tinh thứ hai mà được một tàu thăm dò bay qua. 243 Ida là tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiện có vệ tinh tự nhiên.Giống như các tiểu hành tinh khác trong vành đai chính, quỹ đạo của Ida nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Chu kỳ quỹ đạo của 243 Ida bằng 4,84 năm và chu kỳ tự quay là 4,63 giờ. 243 Ida có đường kính trung bình khoảng 31,4 km (19,5 dặm). Tiểu hành tinh có hình dạng bất thường và thuôn dài. Bề mặt của nó bị bắn phá rất nhiều, được xem là nhiều nhất trong Hệ Mặt Trời, với nhiều hố va chạm (hố thiên thạch) khác nhau về kích thước và độ tuổi.Vệ tinh tự nhiên của Ida, Dactyl được thành viên nghiên cứu Ann Harch phát hiện qua những hình ảnh từ tàu thăm dò không người lái Galileo gửi về Trái Đất khi đi ngang qua 243 Ida. Tên của Dactyl được lấy từ Dactyls, một nhân vật sống ở núi Ida cũng trong thần thoại Hy Lạp. Dactyl có đường kính trung bình chỉ bằng một phần mười hai kích thước của 243 Ida, tức vào khoảng 1,4 kilômét (4.600 ft). Quỹ đạo của nó quanh 243 Ida không thể xác định chính xác. Dactyl và 243 Ida khá giống nhau, cho thấy chúng có thể có một nguồn gốc chung.Các hình ảnh của tàu Galileo cùng với những đo đạc khác đã cung cấp những hiểu biết mới về các tiểu hành tinh kiểu phổ S. Trước khi tàu Galileo bay ngang và thăm dò Ida, nhiều giả thuyết khác nhau nói về thành phần của những tiểu hành tinh này. Thành phần của những tiểu hành tinh kiểu phổ S có tương đồng với thành phần của các vẫn thạch rơi xuống Trái Đất. Các dữ liệu từ Galileo còn cho thấy các tiểu hành tinh kiểu phổ S là nguồn gốc của những vẫn thạch chondrite thông thường (ordinary chondrite, OC), loại phổ biến nhất trong các mảnh thiên thạch được tìm thấy trên hành tinh chúng ta.

243_Ida

Suất phản chiếu 0,2383[3]
Xích vĩ cực bắc -2,88°[9]
Nơi khám phá Đài thiên văn Viên, Áo
Vệ tinh tự nhiên Dactyl
Bán trục lớn 2,861 đơn vị thiên văn (4,280×1011 m)
Bán kính trung bình 15,7 km[5]
Kiểu phổ S[10]
Hấp dẫn bề mặt 0,3—1,1 cm/s2[7]
Độ nghiêng quỹ đạo 1,132°
Tính từ Indea
Nhiệt độ 200 K (−73 °C)[2]
Độ bất thường trung bình 38,707°
Kích thước 59,8 × 25,4 × 18,6 km[4]
Kinh độ của điểm nút lên 324,016°
Độ lệch tâm 0,0411
Xích kinh cực bắc 168,76°[9]
Ngày khám phá 29 tháng 9 năm 1884
Khám phá bởi Johann Palisa
Cận điểm quỹ đạo 2,743 đơn vị thiên văn (4,103×1011 m)
Khối lượng 4,2 ± 0,6 × 1016 kg[5]
Tốc độ vũ trụ cấp 1 0,2036°/d
Mật độ khối lượng thể tích 2,6 ± 0,5 g/cm3[6]
Viễn điểm quỹ đạo 2,979 đơn vị thiên văn (4,457×1011 m)
Acgumen của cận điểm 110,961°
Danh mục tiểu hành tinh Vành đai chính (Họ Koronis)[2]
Chu kỳ quỹ đạo 1.767,644 day (4,83955 a)
Chu kỳ tự quay 4,63 giờ (0,193 d)[8]
Cấp sao tuyệt đối (H) 9,94[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: 243_Ida http://www.astrometrica.at/Papers/Palisa.pdf http://planetary.s3.amazonaws.com/galileo_messenge... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.theoi.com/Text/Pausanias1A.html http://www.lpl.arizona.edu/~hurfordt/research/pape... http://www.planetary.brown.edu/pdfs/1684.pdf http://www.planetary.brown.edu/pdfs/1685.pdf http://adsabs.harvard.edu/abs/1985Icar...61..355Z http://adsabs.harvard.edu/abs/1992SSRv...60...23D http://adsabs.harvard.edu/abs/1994AJ....107.2290M