(225088)_2007_OR10

225088 Cung Công (tiếng Anh: 225088 Gonggong), định danh tạm thời 2007 OR10, là một ứng cử viên hành tinh lùn của Hệ Mặt Trời, và là thành viên của đĩa phân tán ngoài Sao Hải Vương. Nó có một quỹ đạo bị lệch tâm và nghiêng cao, dao động trong khoảng từ 34-101 đơn vị thiên văn (5.1–15.1 tỷ kilômét; 3.2–9.4 tỷ dặm) từ Mặt Trời. Tính đến năm 2019, khoảng cách của nó với Mặt Trời là 88 AU (13,2 × 109 km; 8.2 × 109 mi) và nó là đối tượng xa thứ sáu đã biết trong Hệ Mặt Trời. Cung Công nằm trong cộng hưởng quỹ đạo 3:10 với Sao Hải Vương, tức là trong khi Cung Công thực hiện 3 quỹ đạo quanh Mặt Trời thì Sao Hải Vương thực hiện được 10 quỹ đạo. Cung Công được phát hiện vào tháng 7 năm 2007 bởi các nhà thiên văn học người Mỹ Megan Schwamb, Michael BrownDavid Rabinowitz tại Đài thiên văn Palomar và phát hiện này được công bố vào tháng 1 năm 2009.Với đường kính khoảng 1.230 km (760 mi), Gonggong có kích thước xấp xỉ vệ tinh Charon của Sao Diêm Vương và là vật thể ngoài Sao Hải Vương lớn thứ năm được biết đến trong Hệ Mặt Trời (không tính Charon). Nó có thể đủ lớn để ở trong trạng thái cân bằng thuỷ tĩnh và do đó là một hành tinh lùn. Khối lượng lớn của Cung Công khiến cho việc duy trì bầu khí quyển mêtan nghèo nàn là có thể, mặc dù bầu khí quyển như vậy sẽ từ từ thoát ra ngoài không gian. Vật thể được đặt theo tên của Cung Công, một vị thần nước Trung Quốc chịu trách nhiệm về sự hỗn loạn, lũ lụt và độ nghiêng của Trái Đất. Tên được chọn bởi những người khám phá vào năm 2019, khi họ tổ chức một cuộc thăm dò trực tuyến cho công chúng để giúp chọn tên cho đối tượng và cái tên Cung Công đã giành chiến thắng.Cung Công có màu đỏ, có khả năng là do sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ được gọi là tholin trên bề mặt của nó. Nước đá cũng có mặt trên bề mặt của nó, gợi ý về một thời gian ngắn hoạt động của núi lửa băng trong quá khứ xa xôi. Với chu kỳ tự quay khoảng 22 giờ, Cung Công quay chậm so với các vật thể ngoài Sao Hải Vương khác, thường có chu kỳ dưới 12 giờ. Sự tự quay chậm của Cung Công có thể đã được gây ra bởi các lực thủy triều từ vệ tinh tự nhiên của nó, được đặt tên là Tương Lưu.

(225088)_2007_OR10

Vệ tinh tự nhiên 1 (Tương Lưu)
Nơi khám phá Đài thiên văn Palomar
Bán trục lớn 67.471 AU
Độ lệch tâm 0.50048
Khám phá bởi Megan Schwamb
Michael E. Brown
David L. Rabinowitz
Cận điểm quỹ đạo 33.703 AU
Phiên âm /ˈɡɒŋɡɒŋ/
Độ nghiêng quỹ đạo 30.6569°
Đặt tên theo Cung Công
Viễn điểm quỹ đạo 101.238 AU
Độ bất thường trung bình 106.020°
Acgumen của cận điểm 207.666°
Tên chỉ định (225088) Gonggong
Hình cầu dẹt 0.03 (cho một chu kỳ tự quay là 22.4 giờ)
0.007 (cho một chu kỳ quay là 44.81 giờ)
Chu kỳ quỹ đạo 554.22 năm Julian (202,003 ngày)
Kinh độ của điểm nút lên 336.854°
Tên thay thế 2007 OR10
Ngày phát hiện Ngày 17 tháng 7 năm 2007