Ức_chế_hóa_dài_hạn
Ức_chế_hóa_dài_hạn

Ức_chế_hóa_dài_hạn

Trong sinh lý học thần kinh, ức chế hóa dài hạn (tiếng Anh: Long-term depression) là quá trình làm giảm các hoạt động điện thế diễn ra tại synap trong thời gian dài và từ đó dẫn đến làm giảm đi hiệu quả truyền tin giữa các nơron. Ức chế hóa dài hạn xảy ra ở nhiều khu vực của hệ thống thần kinh trung ương (CNS) với nhiều cơ chế khác nhau phụ thuộc vào mức độ phát triển về mặt chức năng của chính các cấu trúc thần kinh đó.[1] Quá trình này trái ngược lại so với quá trình điện thế hóa dài hạn (long-term potentiation), đó là làm giảm đi độ mạnh của synap. Ức chế hóa dài hạn (ỨCHDH) làm yếu đi các hoạt động ở synap một cách có chọn lọc, nghĩa là ở các synap mang những thông tin không cần thiết, từ đó có thể sản sinh ra các synap mới và tăng cường độ mạnh cho những synap thiết yếu thông qua việc tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình điện thế hóa dài hạn diễn ra.[2] Cả hai dạng ĐTHDH và ỨCHDH đều thể hiện tính mềm dẻo của synap. Synap nào vận động thì synap đó sẽ phát triển mạnh mẽ, synap nào không vận động thì sẽ tiêu biến và thoái hóa. Điều này cũng là dễ hiểu bởi nó phù hợp với tính chất đa dạng, phong phú trong nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật trong Triết học Mác-Lênin:Mỗi một sự tiến bộ trong sự phát triển hữu cơ đồng thời là sự thoái bộ, vì nó củng cố sự phát triển phiến diện và loại trừ khả năng phát triển theo nhiều khuynh hướng khác nhau.[3] — Engels

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ức_chế_hóa_dài_hạn http://doc.rero.ch/record/310301/files/18_2008_Art... http://adsabs.harvard.edu/abs/1998Natur.391..892T http://adsabs.harvard.edu/abs/1999PNAS...96.9457B http://adsabs.harvard.edu/abs/2005PNAS..10217166W http://adsabs.harvard.edu/abs/2011Sci...334..389H http://bearlab-s1.mit.edu/BearLab/PDFs/bear-.pdf //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1288000 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1574086 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1693164 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2614015