Động_cơ_vô_động_lực

Động cơ vô động lực (tiếng Hy Lạp cổ: ὃ οὐ κινούμενον κινεῖ, chuyển tự ho ou kinoúmenon kineî, nguyên văn 'chuyển động mà không bị tác động') [1] hoặc động cơ ban sơ (tiếng Latinh: primum movens) là một khái niệm được Aristotle phát triển để miêu tả một tác nhân chính (hoặc tác nhân vô tác nhân) [2] hoặc "động cơ" của tất cả các chuyển động trong vũ trụ.[3] Như được ngầm hiểu trong tên gọi, động cơ vô động lực tác động lên những thứ khác, nhưng bản thân nó không bị tác động bởi bất kỳ hành động nào trước đó. Trong Quyển 8 (tiếng Hy Lạp: Λ) trong cuốn Siêu hình học của mình, Aristotle mô tả động cơ vô động lực có vẻ đẹp hoàn mỹ, không tách rời, và chỉ có thể suy nghĩ về sự chiêm nghiệm hoàn hảo: bản thân chiêm nghiệm. Ông đánh đồng khái niệm này với trí tuệ năng động. Khái niệm Aristotle này bắt nguồn từ lý luận về vũ trụ học của các nhà triết học tiền Socrates Hy Lạp cổ đại, có ảnh hưởng lớn và được thu hút rộng rãi trong giới triết học thời Trung Cổthần học. Một ví dụ là Thánh Thomas Aquinas, người đã trình bày chi tiết về động cơ vô động lực trong cuốn Quinque viae.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Động_cơ_vô_động_lực http://shawnslayton.com/open/books/Book%20%20Cause... http://www.calstatela.edu/faculty/hmendel/Ancient%... http://classics.mit.edu/Aristotle/heavens.1.i.html... http://classics.mit.edu/Aristotle/physics.8.viii.h... http://plato.stanford.edu/entries/aristotle-natphi... http://plato.stanford.edu/entries/aristotle-natphi... http://www.iep.utm.edu/aris-met/#H9 //lccn.loc.gov/98049448 //lccn.loc.gov/lc76050245 https://books.google.com/books?id=651Bg2-8xsEC&pg=...