Đọc
Đọc

Đọc

Đọc hay đọc hiểu là một quá trình "nhận thức" phức tạp của việc giải mã các biểu tượng để tạo ra ý nghĩa. Đọc sách là cách tiếp thu ngôn ngữ, giao tiếp và chia sẻ thông tin và ý tưởng. Giống như ngôn ngữ, nó là một sự tương tác phức tạp giữa các văn bản và người đọc được định hình bởi kiến thức của người đọc, kinh nghiệm, thái độ, và cộng đồng ngôn ngữ, vốn phụ thuộc vào văn hóa và xã hội cụ thể. Quá trình đọc đòi hỏi phải liên tục thực hành, phát triển, và tinh chỉnh. Ngoài ra, đọc đòi hỏi sự sáng tạo và phân tích bình luận. Người đọc văn chương thường chìm vào nội dung tác phẩm, nói cách khác là chuyển đổi ngôn ngữ thành các hình ảnh mô phỏng các địa điểm mà văn chương đã mô tả. Bởi vì đọc là một quá trình phức tạp như vậy, nó không thể được kiểm soát hoặc định nghĩa bằng các giải thích giản đơn. Không có luật cụ thể về đọc, nhưng đọc đã cho phép các độc giả một lối thoát để tạo ra các tác phẩm nội tâm của riêng họ. Điều này thúc đẩy việc thăm dò sâu sắc văn bản trong quá trình giải nghĩa từ vựng.[1] Độc giả sử dụng nhiều cách đọc để hỗ trợ giải mã (dịch ký hiệu thành âm thanh hoặc tạo hình ảnh cho nội dung phát biểu) và để hiểu. Người đọc có thể sử dụng những đầu mối ngữ cảnh để xác định ý nghĩa của các từ chưa biết. Độc giả có thể tích hợp những từ họ đã đọc vào khung tư duy hiện tại của họ hoặc giản đồ tư duy (lược đồ lý thuyết).Các kiểu đọc khác mà không phải dựa trên các hệ chữ viết, chẳng hạn như hệ thống ghi chép nốt nhạc hoặc tượng hình. Điểm chung của chúng là việc dịch ý nghĩa của các biểu tượng, ở đây là ý nghĩa của ký hiệu tượng hình hoặc các tín hiệu xúc giác (như trong trường hợp của chữ nổi Braille).