Đại_dịch_COVID-19_tại_Thái_Lan
Đại_dịch_COVID-19_tại_Thái_Lan

Đại_dịch_COVID-19_tại_Thái_Lan

Đại dịch COVID-19 tại Thái Lan là một phần của đại dịch bệnh virus corona 2019 (COVID-19) trên toàn cầu gây ra bởi SARS-CoV-2. Virus được xác nhận đã đến Thái Lan ngày 13 tháng 1 năm 2020, và là ca nhiễm đầu tiên ngoài Trung Quốc.[2] Việc theo dõi những du khách vào nước này cho thấy số ca nhiễm tương đối ít suốt tháng 1, hầu hết là khách tham quan hoặc cư dân trở về từ Trung Quốc. Ca nhiễm lan truyền trong cộng đồng đầu tiên được xác nhận ngày 31 tháng 1.[3]Số ca nhiễm ở mức thấp suốt tháng 2, đạt con số 40 ca vào cuối tháng. Số ca tăng vọt vào giữa tháng 3, bắt nguồn từ một số cụm lây nhiễm, trong đó lớn nhất là tại một cuộc đấu muay Tháisân vận động Muay Lumpinee ngày 6 tháng 3.[4] Trong tuần tiếp theo, hàng trăm ca nhiễm mới được phát hiện mỗi ngày, và các địa điểm kinh doanh công cộng tại Băng Cốc và một số tỉnh khác bị yêu cầu đóng cửa.[5] Việc ngừng đột ngột các hoạt động kinh doanh ở Băng Cốc khiến hàng chục nghìn lao động trở về quê nhà.[6] Thủ tướng Prayut Chan-o-cha ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 26 tháng 3,[7] và một lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ ngày 3 tháng 4.[8] Tất cả các đường bay thương mại quốc tế bị dừng từ ngày 4 tháng 4, và các biện pháp cách ly được triển khai ở nhiều mức độ khác nhau trên khắp đất nước. Số ca nhiễm mới giảm dần trong tháng 4; đến giữa tháng 5, số ca lây nhiễm trong cộng đồng gần như bằng không, và các biện pháp phòng dịch dần được nới lỏng.[9][10] Sự hợp tác của người dân với các chuyên gia dịch tễ, và cơ sở hạ tầng y tế hiệu quả được cho là những yếu tố góp phần vào kết quả chống dịch tương đối thành công của Thái Lan cho đến nay.[11][12] Lệnh giới nghiêm được dỡ bỏ vào tháng 7 và trường học bắt đầu mở cửa trở lại từ tháng 8. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp vẫn còn có hiệu lực.Phản ứng của chính phủ ban đầu dựa trên giám sát và truy dấu tiếp xúc. Các sân bay quốc tế và bệnh viện đều thực hiện quét thân nhiệt và triệu chứng.[13] Tuy nhiên, chính phủ thất bại trong việc bảo đảm nguồn cung khẩu trang y tế, và bị lên án do các cáo buộc tham nhũng và biển thủ vật tư y tế bởi một số quan chức nhà nước.[14][15][16] Chỉ trích cũng nhằm vào chính sách không thống nhất của chính phủ về du lịch quốc tế và yêu cầu cách ly, chậm chạp và thiếu quyết đoán trong việc hành động, và giao tiếp không đồng bộ, khi nhiều thông báo chính thức bị thu hồi hoặc mâu thuẫn với những đơn vị chính phủ khác.[17][18] Giới hạn đi lại chỉ được thực hiện từ ngày 5 tháng 3, khi những khách du lịch đến từ "các vùng nhiễm bệnh" phải cách ly.[19] Trung tâm Quản lý Tình huống COVID-19 (CCSA) được thành lập để có một cơ quan phản ứng duy nhất, với tất cả thông báo cho người dân thực hiện thông qua người phát ngôn của cơ quan, Taweesin Visanuyothin.[20]Đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Thái Lan, trong đó du lịch đóng vai trò không nhỏ. Tháng 8 năm 2020, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán GDP của Thái Lan giảm 7,1% trong năm 2020, thấp hơn dự đoán tháng 4 là giảm 6,7%.[21][22] Chính phủ đưa ra một số biện pháp hỗ trợ người dân, bao gồm trả tiền những người bị ảnh hưởng và một gói kích thích trị giá 1,9 nghìn tỷ baht (60 tỷ đô la Mỹ), tuy nhiên chỉ có rất ít người đã nhận được số tiền cho mình.[23] Sự bất mãn với tác động kinh tế và phản ứng của chính phủ trước đại dịch dẫn đến làn sóng thứ hai của cuộc biểu tình tại Thái Lan từ ngày 18 tháng 7 năm 2020.

Đại_dịch_COVID-19_tại_Thái_Lan

Phục hồi 3.839[1]
Ngày đến 13 tháng 1 năm 2020
(1 năm, 1 tháng, 2 tuần và 5 ngày)
Tử vong 60[1]
Nguồn gốc Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc
Trường hợp nghi ngờ‡ 530.648
Trường hợp đầu tiên Băng Cốc
Dịch bệnh COVID-19
Trường hợp xác nhận 4.053[1]
Chủng virus SARS-CoV-2
Vị trí Thái Lan
Trường hợp nặng 0

Liên quan