Luật Đường_luật

Điều căn bản của luật thơ Đường luật là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý, nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế thì rất khó, vì vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).

Đối âm (Luật bằng trắc)

Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằngthanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền, dấu nặng nhẹ hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng. Có người chia thành sáu thanh trắc trong đó dấu sắc (') và dấu nặng (.) chia thành mỗi tiếng có hai thanh trắc nhập và trắc khứ.

Nếu chữ thứ hai của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, đồng thời chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường luật mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.

Luật bằng trắc trong thể thất ngôn tứ tuyệtthất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng chữ "B", vần trắc bằng chữ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chữ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:

1. Luật vần bằng

  • Thất ngôn tứ tuyệt
Câu sốVầnVí dụ: Mời trầu1 của Hồ Xuân Hương
1BTBBQuả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
2TBTBNày của Xuân Hương mới quệt rồi
3TBTTphải duyên nhau thì thắm lại
4BTBBĐừng xanh như , bạc như vôi
Chữ thứ1234567
  • Thất ngôn bát cú
Câu sốVầnVí dụ: Thương vợ1 của Trần Tế Xương
1BTBBQuanh năm buôn bánmom sông
2TBTBNuôi đủ năm con với một chồng
3TBTTLặn lội thân khi quãng vắng
4BTBBEo sèo mặt nước buổi đò đông.
5BTBTMột duyên hai nợ âu đành phận
6TBTBNăm nắng mười mưa dám quản công.
7TBTTCha mẹ thói đời ăn ở bạc!
8BTBBchồng hờ hững cũng như không!
Chữ thứ1234567

2. Luật vần trắc

  • Thất ngôn tứ tuyệt
Câu sốVầnVí dụ: Phong Kiều dạ bạc (楓橋夜泊)
của Trương Kế (张继 Zhang Jì)
Phiên âm Hán-Việt
1TBTB月落烏啼霜滿天Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
2BTBB江楓魚火對愁眠Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
3BTBT姑蘇城外寒山寺 thành ngoại Hàn San tự
4TBTB夜半鐘聲到客船Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Chữ thứ1234567
Bản dịch tiếng Việt của Tản Đà (chuyển thể thành lục bát):Đỗ thuyền đêm ở bến Phong KiềuTrăng tà chiếc quạ kêu sươngLửa chài cây bãi sầu vương giấc hồThuyền ai đậu bến Cô TôNửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
  • Thất ngôn bát cú
Câu sốVầnVí dụ: Nhớ bạn phương trời1 của Trần Tế Xương
1TBTBTa nhớ người xa cách núi sông
2BTBBNgười xa, xa lắm nhớ ta không
3BTBTSao đang vui vẻ ra buồn bã!
4TBTBVừa mới quen nhau đã lạ lùng
5TBTTLúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
6BTBBKhi riêng, riêng cả đến tình chung
7BTBTTương lọ phảimưa gió (1),
8TBTBMột ngọn đèn xanh trống điểm thùng
Chữ thứ1234567
Chú thích: (1): Thơ cổ có câu “Phong vũ dạ hoài nhân”. Ý Tú Xương ở đây là không cần phải ở trong đêm mưa gió vẫn dậy lên nỗi nhớ về nhau.

Đối ý

Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi "thất đối".

Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà,2

"Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "chợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ.

Nhị tứ lục phân minh (Câu 2,4,6 phải đối ý)