Đường_Wallace
Đường_Wallace

Đường_Wallace

Đường Wallace là ranh giới chia tách khu vực sinh thái châu Á với Wallacea (vùng chuyển tiếp giữa châu Á và Australia). phía tây của đường này là các loài sinh vật có liên quan tới các loài sinh vật sinh sống tại châu Á; ở phía đông là hỗn hợp các loài nguồn gốc châu Á và Australia đều có mặt. Đường này được đặt tên theo Alfred Russel Wallace, người đã nhận ra đường phân chia rõ ràng này trong các chuyến đi của ông tới khu vực Đông Ấn trong thế kỷ 19. Đường này chạy ngang qua quần đảo Mã Lai, giữa Borneo ở phía tây và Sulawesi (Celebes) ở phía đông; và chạy qua eo biển Lombok giữa Bali ở phía tây và Lombok ở phía đông. Antonio Pigafetta cũng đã ghi nhận sự tương phản sinh học giữa Philippinesquần đảo Maluku (quần đảo Gia vị) nằm ở hai phía đối diện của đường này vào năm 1521 khi ông tiếp tục cuộc hành trình vòng quanh thế giới của Ferdinand Magellan (sau khi Magellan đã bị giết chết trên đảo Mactan).Khoảng cách giữa Bali và Lombok khá nhỏ, chỉ khoảng 35–40 km. Sự phân bố của nhiều loài chim tuân theo đường này, do nhiều loài chim không vượt qua ngay cả các khoảng biển hẹp nhất. Một vài loài thú biết bay (như dơi) có sự phân bố vượt qua đường Wallace, nhưng các loài thú không biết bay thì gần như luôn luôn chỉ hạn chế ở một trong hai phía của đường này, với một số ít ngoại lệ (như các loài gặm nhấm rất cơ động như các loài nhím lông trong chi Hystrix). Các đơn vị phân loại khác nhau ở các nhóm thực vật hay động vật khác thể hiện các kiểu phân bố khác nhau, nhưng kiểu tổng thể là rõ nét và phù hợp một cách hợp lý với đường này.