Đơn_cực_từ

Trong từ học, khái niệm đơn cực từ hay từ tích (còn gọi là đơn cực Dirac) là khái niệm tương đương với khái niệm đơn cực điện hay điện tích trong tĩnh điện. Có thể hình dung một đơn cực từ là một vật thể gần giống nam châm, nhưng chỉ có cực bắc hoặc cực nam. Có thể quy ước cực bắc mang từ tích dương và cực nam mang từ tích âm; nghĩa là đơn cực từ có tổng từ tích khác không.Khái niệm này lần đầu được đưa ra vào năm 1929 bởi Paul Dirac, và sau này được nhắc đến trong thuyết thống nhất (GUT). Dirac cho rằng cơ chế của lượng tử tương đối tính dẫn đến việc lượng tử hóa cả điện tích e lần từ tích qm của điện tử hay các hạt mang điện. Từ tích của một đơn cực từ có điện tích e sẽ là: q m = n ℏ c 2 e {\displaystyle q_{m}=n{\frac {\hbar c}{2e}}} với n = 1,2,3...Quy Đổi q m 2 ℏ c ≈ ℏ c e 2 = 1 137 {\displaystyle {\frac {q_{m}^{2}}{\hbar c}}\approx {\frac {\hbar c}{e^{2}}}={\frac {1}{137}}} chính là giá trị của hằng số mạng tinh thể