Điều_khiển_bền_vững

Điều khiển bền vững là một nhánh của lý thuyết điều khiển tự động với cách tiếp cận thiết kế bộ điều khiển một cách rõ ràng để giải quyết sự không chắc chắn. Các phương pháp điều khiển bền vững được thiết kế cho các hệ thống có hàm mô tả chính xác nhưng các thông số không chắc chắn hoặc bị nhiễu trong một số tập hợp (thường là compact). Các phương pháp điều khiển bền vững nhằm đạt được hiệu suất mạnh mẽ và/hoặc tính ổn định với sự hiện diện của các sai số của mô hình giới hạn.Các phương pháp đầu tiên của Bode và những người khác là khá bền vững; các phương pháp không gian trạng thái được phát minh vào những năm 1960 và 1970 đôi khi được phát hiện là thiếu bền vững,[1] thúc đẩy nghiên cứu để cải thiện chúng. Đây là khởi đầu của lý thuyết Điều Khiển Bền Vững, được hình thành trong những năm 1980 và 1990 và vẫn còn hoạt động cho tới ngày hôm nay.Ngược lại với luật điều khiển thích nghi, luật điều khiển bền vững tĩnh; chứ không phải là thích nghi với các phép đo của các biến, bộ điều khiển được thiết kế để làm việc với giả định rằng các biến nhất định sẽ không xác định nhưng bị chặn trong một biên nào đó.[2][3]