Wikipedia:Từ_chối_nhìn_nhận_kẻ_phá_hoại

Động cơ cho sự phá hoại (không kể đến các hành động như quấy rầy và bút chiến) có thể là mong muốn được người khác chú ý và sự khét tiếng[1] hay sự thất vọng đối với dự án hay cộng đồng. Việc chú ý đặc biệt đến những người dùng này có tác dụng khuyến khích hành động phá hoại. Điều này đặc biệt đúng đối với những kẻ phá hoại hàng loạt. Những người dùng ưa nghịch phá như vậy thích thú khi có được sự chú ý của cộng đồng và coi đó là sự khen thưởng và khuyến khích.Danh tiếng xấu của những hành động phá hoại đã khuyến khích một số người dùng khác bắt chước các phương pháp phá hoại nổi tiếng hoặc đặc biệt với mục đích giải trí, để cùng tận hưởng sự nối tiếng hoặc vui sướng về hành động thách đố quyền lực và/hoặc phá thành quả lao động của những người dùng khác. Bằng cách từ chối nhìn nhận kẻ phá hoại và không để cho họ có được danh tiếng, chúng ta loại bỏ động cơ phá hoại của họ.