Nguồn Wikipedia:Tiểu_sử_người_đang_sống

Nguồn tin cậy

Thông tin về người đang sống phải được dẫn nguồn vô cùng cẩn thận. Nếu không có nguồn từ bên thứ ba đáng tin cậy, nó sẽ vi phạm các quy định về Không đăng nghiên cứu chưa công bốKiểm chứng được, và có thể dẫn tới các tuyên bố phỉ báng.

Thông tin về người đang sống mà chỉ tồn tại ở những nguồn đáng nghi vấn hoặc những nguồn mơ hồ không nên được sử dụng, dù được dùng như một nguồn dẫn hoặc như một liên kết ngoài (xem ở trên).

Sách, tạp chí, trang web, và blog tự xuất bản không bao giờ được dùng làm nguồn cho thông tin về một người đang sống, trừ khi nó được viết hoặc xuất bản bởi chính đối tượng của bài viết (xem ở dưới). "Blog tự xuất bản" trong bối cảnh này có nghĩa là những blog cá nhân hoặc nhóm. Một số tờ báo có những mục tương tác với độc giả mà họ gọi là blog, và những mục này có thể chấp nhận làm nguồn được miễn là người viết là những chuyên gia và blog là đối tượng được ban biên tập quản lý đầy đủ. Nếu một tổ chức thời sự đăng ý kiến của một chuyên gia nhưng tuyên bố họ không chịu trách nhiệm về ý kiến đó, người viết đoạn trích dẫn đó cần được nêu tên (ví dụ, "Jane Smith đã nói rằng..."). Những bài viết do độc giả đăng lên không bao giờ được dùng làm nguồn.[5]

Biên tập viên nên tránh lặp đi lặp lại chuyện tầm phào. Hãy tự hỏi mình nguồn đó có đáng tin cậy hay không; thông tin này có được trình bày một cách chân thực hay không; và thậm chí nếu nó đúng đi chăng nữa, nó có phù hợp với một bài viết bách khoa toàn thư về đối tượng hay không. Khi những nhà xuất bản không đủ tin cậy in những thông tin mà họ nghi ngờ là không đúng đắn, họ thường ghi kèm lời phủ nhận (để tránh bị kiện tụng). Hãy cẩn thận với những thứ này. Nếu nhà xuất bản gốc không tin vào chính câu chuyện của họ, tại sao chúng ta lại phải tin?

Biên tập viên cũng nên cẩn thận với vòng lặp phản hồi trong đó một luận điểm thiếu nguồn gốc và có tính chất suy đoán trong một bài viết Wikipedia được nhặt lại, có thể có hoặc không ghi lại nguồn từ Wikipedia, trong một tờ báo hoặc truyền thông (có thể) tin cậy, và rồi câu chuyện đó lại được dẫn nguồn trong một bài viết Wikipedia để hỗ trợ cho luận điểm suy đoán gốc.

Loại bỏ thông tin dễ tranh cãi thiếu dẫn chứng hoặc dẫn chứng yếu

Các biên tập viên nên xóa bất kỳ thông tin dễ tranh cãi nào về những người đang sống mà lại không có nguồn gốc, chủ yếu dựa trên những nguồn không phù hợp với tiêu chuẩn được ghi trong Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được, hoặc một sự diễn dịch mang tính ước đoán từ một nguồn (xem Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa công bố). quy định ba lần hồi sửa không áp dụng cho những lần xóa bỏ như vậy, mặc dù các biên tập viên được khuyến khích tìm kiếm sự trợ giúp từ một bảo quản viên hoặc tại bàn thông báo nếu họ nhận ra mình đang vi phạm 3RR, chứ đừng một mình đối phó với tình huống đó. Nội dung chỉ có thể được ghi vào lại khi nó phù hợp với quy định này.

Những nguyên tắc này áp dụng vào bất kỳ nội dung tiểu sử của người đang sống nào tìm thấy tại bất cứ nơi đâu ở Wikipedia, kể cả trang thành viên và trang thảo luận. Các bảo quản viên có thể phải cưỡng ép loại bỏ các thông tin như vậy bằng cách khóa trang và cấm tài khoản, thậm chí nếu chính họ cũng có tham gia sửa đổi. Các biên tập viên tiếp tục đưa nội dung vào có thể bị cảnh cáo và bị cấm sửa đổi. Mời xem quy định cấmWikipedia:Bôi nhọ.

Các bảo quản viên nếu gặp phải những đoạn tiểu sử không có nguồn dẫn và có giọng điệu tiêu cực, mà không có phiên bản trung lập nào để quay lại, thì nên xóa bài viết mà không cần thảo luận.

Tôi KHÔNG thể nhấn mạnh sao cho đủ. Dường như có một xu hướng rất dở trong các biên tập viên rằng nếu có một số thông tin nào đó dạng 'Tôi nghe được ở đâu đó' thì sẽ được đánh dấu bằng thẻ 'cần dẫn chứng'. Sai. Nó nên bị xóa đi, một cách nhanh nhất, trừ phi nó được ghi nguồn. Điều này đúng cho mọi thông tin, nhưng nó đặc biệt đúng về thông tin mang tính tiêu cực về một người đang sống.[2]

–Jimmy Wales

Sử dụng nguồn do chính đối tượng xuất bản

Bài chi tiết: WP:SELFPUB

Thông tin tự xuất bản có thể được dùng trong bài viết về người đang sống chỉ nếu nó được chính đối tượng viết. Đối tượng có thể cung cấp tư liệu về bản thân thông quan phát hành báo chí, trang web cá nhân, hay blog. Tư liệu đã được tự xuất bản bởi đối tượng có thể được thêm vào bài viết chỉ nếu:

  • nó không dễ gây tranh cãi;
  • nó không tự khen quá đáng;
  • nó không chứa đựng lời nói về bên thứ ba nào khác;
  • nó không chứa đựng lời nói về những sự kiện không liên quan trực tiếp đến đối tượng;
  • không có sự nghi ngờ đáng kể nào về việc ai viết nó;
  • bài viết không dựa chủ yếu trên những nguồn như vậy.

Những điều khoản này không áp dụng cho tự truyện của đối tượng đã được phát hành bởi một nhà xuất bản thứ ba đáng tin cậy; những thứ này sẽ được xem là nguồn đáng tin cậy, vì chúng không phải là tự xuất bản.

Cách hành xử với những sửa đổi từ chính đối tượng của bài viết

Trong một số trường hợp đối tượng có thể tham gia sửa đổi bài viết, có thể trực tiếp hoặc thông qua một đại diện. Mặc dù Wikipedia không khuyến khích mọi người viết về chính họ, nên có một thái độ khoan dung khi đối tượng của bài viết xóa những nội dung không rõ nguồn gốc hoặc ghi nguồn kém.

Jimmy Wales đã cảnh báo các biên tập viên phải suy đi nghĩ lại khi gặp những trường hợp như vậy:

"... lùi lại sửa đổi của một ai đó đang cố gắng xóa bỏ những lời bôi nhọ về chính họ là một hành động vô cùng ngu xuẩn."

–Jimmy Wales [6]

Sửa đổi vô danh mà tẩy trống toàn bộ trang hoặc một phần tiểu sử của một người đang sống nên được đánh giá cẩn thận. Khi đối tượng đang được tranh cãi về độ nổi tiếng, những sửa đổi như vậy thoạt đầu không nên bị xem là phá hoại, và tuần tra viên thay đổi gần đây nên tâm niệm rằng chúng có thể dính dáng tới đối tượng. Cần tránh việc sử dụng tóm lược sửa đổi có tính kích động hoặc các tiêu bản trang thảo luận liên quan đến phá hoại.

Hội đồng Trọng tài có những quy luật liên quan đến việc biểu thị tính khoan dung đối với đối tượng của tiểu sử, người đang cố gắng xóa bỏ những gì họ cho là sai lầm hoặc nội dung không công bằng:

Đối với những người có hoặc có thể có một bài viết về chính họ, đó là một sự cám dỗ cần phải tham gia vào những bài viết về chính họ, đặc biệt nếu nó rõ ràng là sai, hoặc có những thông tin cực kỳ tiêu cực. Điều này có thể là dễ dẫn đến cách hành xử non nớt và không chính quy. Sẽ là sự vi phạm đừng cắn người mới đến khi chỉ trích thậm tệ những thành viên bị rơi vào cái bẫy này mà không xem hiện tượng này như một sai lầm của một người mới.

– Quyết định của Hội đồng Trọng tài (ngày 18 tháng 12 năm 2005)[7]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Wikipedia:Tiểu_sử_người_đang_sống http://mail.wikimedia.org/pipermail/wikien-l/2006-... http://mail.wikimedia.org/pipermail/wikien-l/2006-... http://mail.wikimedia.org/pipermail/wikien-l/2006-... http://mail.wikimedia.org/pipermail/wikien-l/2006-... http://wikimania2006.wikimedia.org/wiki/Archives/J... http://wikimediafoundation.org/wiki/Privacy_policy http://en.wikipedia.org/w/index.php?title=User_tal... https://commons.wikimedia.org/wiki/Template:Person...