Wikipedia:Tiêu_chí_xóa_nhanh

Cộng đồng Wikipedia tiếng Việt đã nhất trí cho phép các bảo quản viênđiều phối viên có thể bỏ qua thảo luận xoá và tự xem xét quyết định xoá một bài hoặc một tập tin đa phương tiện nào đó trên Wikipedia. Họ chỉ được phép làm vậy trong những trường hợp được nêu ra cụ thể trong quy định nêu dưới đây.Các trang bị xoá có thể phục hồi được, nhưng cũng chỉ có bảo quản viên và điều phối viên mới có thể làm vậy, cho nên những trường hợp xoá khác đều phải qua thảo luận. Quy định xoá nhanh được tạo ra nhằm giúp các thành viên đỡ mất thời gian biểu quyết xoá đối với các bài viết hoặc tập tin rõ ràng không thể được giữ lại kể cả khi có biểu quyết đi chăng nữa.[1]Các bảo quản viên nên cẩn thận không xoá nhanh các trang hoặc tập tin trừ phi chúng rơi vào những trường hợp quá rõ ràng bên dưới. Nếu một trang trước đây đã từng được biểu quyết giữ, bạn không nên xoá nhanh chúng trừ phi nội dung mới của chúng vi phạm bản quyền hoặc chúng rơi vào những trường hợp cụ thể không cần bàn cãi dưới đây. Các thành viên đôi khi phải mất một vài lần sửa đổi mới viết xong một trang mới, do đó bạn nên tránh xoá nhanh những trang vừa mới được tạo ra mà trông có vẻ chưa hoàn chỉnh.Bất kỳ ai cũng có thể đề nghị xoá nhanh một trang bằng cách thêm một trong số những bản mẫu chờ xoá nhanh. Trước khi đề nghị xoá nhanh một trang, bạn nên cân nhắc liệu nó có thể được cải thiện, rút gọn thành một bài sơ khai, hợp nhất hoặc đổi hướng tới đâu đó, lùi về một phiên bản trước tốt hơn, hoặc giải quyết bằng cách khác. Trang chỉ có thể bị xoá nhanh nếu như mọi mọi phiên bản trước của trang cũng rơi vào tình trạng tương tự. Thành viên đề nghị xoá nhanh cần ghi rõ trang bị xoá theo tiêu chí nào, và phải thông báo cho người tạo trang và những người đóng góp chủ yếu của trang đó được biết.Thành viên tạo trang không được phép xoá bản mẫu xoá nhanh khỏi trang. Chỉ có những thành viên không phải người tạo trang mới được làm vậy. Người tạo trang nếu không đồng ý với quyết định xoá nhanh cần nhấn nút Nhấn vào đây để phản đối yêu cầu xoá nhanh ở trong biển xoá nhanh đó. Nút đó liên kết với trang thảo luận của bài; trang đó được định dạng sẵn để người tạo trang có thể giải thích tại sao không nên xoá bài đó. Tuy nhiên, nếu người viết duy nhất tẩy trống một trang (trừ trường hợp đó là trang thành viên của họ hoặc một trang thể loại) thì đó được coi như là một yêu cầu xoá trang, và trang bị tẩy trống đó cần được gắn biển {{Db-blanked}} (xem tiêu chí C7).