Vụ_án_Tống_Văn_Sơ

Vụ án Tống Văn Sơ là sự kiện liên quan đến Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) khi ông bị bắt giam ở Hồng Kông từ ngày 6 tháng 6 năm 1931 đến ngày 22 tháng 1 năm 1933. Trong vụ án này, nhóm luật sư dẫn đầu bởi Francis Henry Loseby đứng ra bào chữa cho Nguyễn Ái Quốc nhằm giúp ông không bị dẫn độ về Đông Dương thuộc Pháp. Vụ án cho thấy vai trò của Quốc tế Cộng sản, thông qua tổ chức Cứu tế Đỏ Quốc tế, trong việc hỗ trợ về mặt pháp lý và tuyên truyền,[1] cũng như những cảm tình viên Quốc tế Cộng sản trong hệ thống tư pháp Anh, như Richard Stafford Cripps, đã giúp Nguyễn Ái Quốc thoát khỏi nhà tù Hồng Kông an toàn.Trong giai đoạn 1930–31, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu tại Hồng Kông dưới tên giả Tống Văn Sơ (tiếng Anh phiên âm từ tiếng Quảng Đông: Sung Man Cho, chữ Hán: 宋文初).[2] Trong thời gian này, mạng lưới tình báo Pháp–Anh tăng cường hoạt động nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Quốc tế Cộng sản. Sau khi Joseph Ducroux, đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản, bị Sở Liêm phóng Pháp đọc trộm thư từ liên lạc, tung tích của Nguyễn Ái Quốc cũng bị bại lộ. Ông bị cảnh sát thuộc địa tại Hồng Kông bắt giam khi đang trú tại Cửu Long. Chính quyền Hồng Kông dự định trục xuất ông về Đông Dương, điều này dẫn đến khả năng ông sẽ bị chính quyền Pháp bắt giữ và xét xử ngay khi rời khỏi Hồng Kông. Luật sư Francis Henry Loseby đã đệ đơn kiện Tổng đốc các trại giam Hồng Kông lên Toà án Tối cao Hồng Kông. Vụ án được xét xử lần đầu từ ngày 14 tháng 8 năm 1931 đến ngày 11 tháng 9 năm 1931 và Nguyễn Ái Quốc bị tòa tuyên bố trục xuất. Nhóm luật sư đại diện Nguyễn Ái Quốc tiếp tục kháng án lên Ủy ban Tư pháp thuộc Cơ mật viện Vương quốc Anh. Vụ án được dàn xếp ngoài tòa nên phiên tòa tranh tụng phúc thẩm không được diễn ra. Cơ mật viện Vương quốc Anh tuyên bố trục xuất Nguyễn Ái Quốc với điều kiện đảm bảo ông không bị bắt giữ bởi Pháp sau khi rời khỏi Hồng Kông. Sau khi bị trục xuất lần đầu tiên ngày 6 tháng 1 năm 1933, ông bị bắt lại ở Singapore và trở lại Hồng Kông. Nhờ sự giúp đỡ của Loseby và Thống đốc Hồng Kông, ông chính thức rời khỏi Hồng Kông vào ngày 22 tháng 1 năm 1933 để đến Liên Xô tiếp tục hoạt động.

Vụ_án_Tống_Văn_Sơ

Tiếp theo Tống Văn Sơ được thả tự do (tháng 1 năm 1933)
Phán quyết 21 tháng 7 năm 1932
Tên đầy đủ Sung Man Cho v. Superintendent of Prisons Hong Kong, PC Appeal No. 9, 1932
Tranh tụng Không diễn ra do bên nguyên đơn rút kháng cáo
Thẩm phán Thomas Tomlin
William Watson
Robert Wright
Trước đó Nguyên đơn (Tống Văn Sơ) nộp đơn kiện habeas corpus (tháng 7 năm 1931)
Đơn bị Tòa án Tối cao Hồng Kông bác bỏ (tháng 9 năm 1931)
Kháng cáo lên Ủy ban Tư pháp Cơ mật viện (tháng 9 năm 1931)
Tòa án Ủy ban Tư pháp Cơ mật viện Vương quốc Anh

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ_án_Tống_Văn_Sơ http://www.lawinfochina.com/DisplayJourn.aspx?lib=... //doi.org/10.1017%2FS0020859000003758 //doi.org/10.1093%2Fref:odnb%2F31570 //www.worldcat.org/oclc/798387725 http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-... http://tuyengiao.vn/tuyen-truyen/vu-an-nguyen-ai-q... https://books.google.ca/books/about/Ho_Chi_Minh.ht... https://books.google.ca/books/about/The_legal_case... https://books.google.ca/books?id=xuCZBgAAQBAJ&pg=P... https://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/03/15032...