Thiền_tông

Thiền tông (tiếng Trung: 禪宗; bính âm: chán-zōng, tiếng Nhật: zen-shū (禅宗, tiếng Nhật: zen-shū?)), còn gọi là Phật Tâm tông, Tổ sư Thiền là một tông phái Phật giáo Đại thừa xuất phát từ 28 đời Tổ sư Ấn Độ và truyền bá lớn mạnh ở Trung Quốc, tuy nhiên các thiền sư trong Thiền tông tự coi tông phái mình tách biệt không thuộc Đại thừa hay Tiểu thừa. Thiền tông sinh ra trong khoảng thế kỉ thứ 6, thứ 7, khi Bồ-đề-đạt-ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc cùng với phần lớn huyền học của đạo Lão. Nơi đây, Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được dưới gốc cây Bồ-đề. Tông phái này được đưa vào Việt Nam từ Trung Quốc với tên gọi là Thiền tông, và qua Triều Tiên với tên gọi là Seon, hay Nhật Bản là Zen.Thiền tông Trung Quốc được sáng lập trong thời kì Phật pháp đang là đối tượng tranh luận của các tông phái. Để đối lại khuynh hướng "triết lý hoá", phân tích chi li các giáo lý Phật giáo của các tông khác, các vị Thiền sư bèn đặt tên cho tông mình là "Thiền" để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chứng ngộ Phật tính thông qua thực tiễn tu tập và thực chứng.Thiền tông không chủ trương phế bỏ kinh sách nhưng cũng không khuyên chấp nhặt quá vào kinh sách, kinh sách được dùng làm phương tiện để tham khảo chứ không phải mục đích đến của các hành giả Thiền Tông. Mục đích tối thượng của người tu tập theo Thiền tông là liễu ngộ phật tính, thấu suốt bản tâm thanh tịnh của chính mình, thoát khỏi sinh tử luân hồi và sống với bản tâm thanh tịnh ấy, nếu có nhân duyên thì hoằng hóa giúp người cũng tu tập ngộ đạo như mình, làm lợi lạc quần sinh.Những nét đặc trưng của Thiền tông có thể tóm tắt được như sau:Bốn tính chất rất rõ ràng dễ nhập tâm này được xem là do Bồ-đề-đạt-ma nêu lên, nhưng cũng có người cho rằng chúng xuất phát từ Thiền sư đời sau là Nam Tuyền Phổ Nguyện (zh. 南泉普願, 749-835), một môn đệ của Mã Tổ Đạo Nhất. Truyền thuyết cho rằng quan điểm "Truyền pháp ngoài kinh điển" đã do Phật Thích-ca áp dụng trên núi Linh Thứu (sa. gṛdhrakūṭa). Trong pháp hội đó, Ngài im lặng đưa lên một cành hoa và chỉ có Ma-ha-ca-diếp (sa. mahākāśyapa), một đại đệ tử, mỉm cười lĩnh hội ý chỉ của cách "Dĩ tâm truyền tâm" (以心傳心, xem Niêm hoa vi tiếu). Phật Thích-ca ấn chứng cho Ca-diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ. Từ đó, Thiền tông coi trọng tính chất Đốn ngộ (zh. 頓悟), nghĩa là "giác ngộ ngay tức khắc", trên con đường tu học.

Thiền_tông

[[Tiếng |]] [dhyāna] lỗi: {{lang}}: thẻ ngôn ngữ không rõ: Sanskrit (trợ giúp)
Tiếng Hán trung cổ dʑjen
Việt bính Sim4
Phiên âmRomaja quốc ngữ
Phiên âm
Romaja quốc ngữSeon
Hanja
Romaja quốc ngữ Seon
Phồn thể
Hangul
Tiếng Việt Thiền
Bính âm Hán ngữ Chán
Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWade–GilesIPATiếng Quảng ChâuViệt bínhTiếng Hán trung cổTiếng Hán trung cổ
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữChán
Wade–GilesCh'an2
IPA[ʈʂʰǎn]
Tiếng Quảng Châu
Việt bínhSim4
Tiếng Hán trung cổ
Tiếng Hán trung cổdʑjen
Wade–Giles Ch'an2
Chuyển tựRōmaji
Chuyển tự
RōmajiZen
Kanji
Rōmaji Zen
IPA [ʈʂʰǎn]
Giản thể