Otogizōshi Urashima_Tarō

Rất lâu trước các phiên bản trong sách giáo khoa thế kỷ 19, đã có những phiên bản otogi-zōshi từ thời Muromachi. Thông thường, các nhà phê bình sử dụng thuật ngữ otogizōshi được mặc định đề cập đến văn bản được tìm thấy trong Otogi Bunko, vì nó được in và phổ biến rộng rãi.[lower-alpha 8][19][20]

Otogi Bunko

Trong biến thể Otogi Bunko, một ngư dân trẻ tên Urashima Tarō bắt một con rùa bằng dây câu của mình và thả nó đi. Ngày hôm sau, Urashima bắt gặp một chiếc thuyền với một người phụ nữ trên thuyền mong muốn được hộ tống về nhà. Nàng không xác định mình là ai, mặc dù thực chất nàng chính là biến hình của con rùa mà Urashima thả đi.[lower-alpha 9] Khi Urashima chèo thuyền đến chốn hoa lệ của nàng, nàng đề nghị họ kết hôn. Chốn hoa lệ ấy là Long Cung, nơi tứ phương của cung điện đều là mỗi một khu vườn có một mùa khác nhau. Urashima quyết định trở về nhà sau ba năm và được tặng một hộp lưu niệm (かたみの筥/箱, katami no hako?) làm quà chia tay.[lower-alpha 10] Chàng trở về quê nhà và thấy nó hoang vắng, và phát hiện ra 700 năm đã trôi qua kể từ lần cuối cùng chàng rời xa nơi này. Chàng không thể kiềm chế sự cám dỗ của mình để mở chiếc hộp mà đáng ra không nên mở, trong chiếc hộp là ba đám mây màu tím xuất hiện và biến chàng thành một cụ già. Câu chuyện kết thúc bằng việc Urashima Tarō biến thành một con hạc,[24] và vợ chàng trở lại hình dạng của một con rùa, hai người sau đó được tôn sùng là myōjin (vị thần Shinto).[25]

Biến thể và các nhóm

Thực tế có hơn 50 văn bản hiện còn của otogi-zōshi Urashima Tarō. Những biến thể này rơi vào bốn nhóm chính, được gộp lại bởi sự giống nhau của chúng.[26][27] Văn bản Otogi Bunko thuộc về Nhóm IV.[lower-alpha 11][19]

Nhóm gần nhất với phiên bản hiện đại

Urashima cứu rùa.
―From an Otogizōshi picture scroll in the Bodleian Library collection,[lower-alpha 12] late 16th or early 17th century.

Phiên bản Otogi Bunko, mặc dù ở trạng thái thông thường là văn bản in, khác biệt đáng kể so với truyện kể thiếu nhi điển hình được xuất bản vào thời hiện đại: nhân vật chính không chuộc con rùa từ người khác để cứu nó, cũng không có yếu tố cưỡi rùa.[19][lower-alpha 13]

Các văn bản nhóm I giống với phiên bản hiện đại hơn, vì nó chứa yếu tố Urashima mua rùa để cứu nó.[29] Ngoài ra, nhóm này rõ ràng đặt tên công chúa là Otomime (hoặc "Kame-no-Otohime") [30][19][31] trong khi nàng vẫn chưa được đặt tên trong nhóm Otogi Bunko. Và thành ngữ tamatebako hay "hộp của báu" quen thuộc với độc giả hiện đại cũng được thấy trong văn bản chính của Nhóm I, chứ không phải các nhóm khác (ngoại trừ bài thơ nội suy).[lower-alpha 10][32][33]

Cuộn hình ảnh trong tuyển tập của Thư viện Bodleian, Đại học Oxford[lower-alpha 12] cũng thuộc nhóm I.[34][lower-alpha 14]

Hayashi Kouhei đã nêu bật các đặc điểm của các văn bản của Nhóm I như sau: 1) Urashima chuộc một con rùa bị người khác bắt, 2) Thuyền đến để chuyển chàng đến Horai, 3) Bốn mùa trong Long Cung đã làm nguôi đi nỗi nhớ thay vì khơi gợi nỗi nhớ nhà, [lower-alpha 15] 4) Dân làng công nhận sự trường thọ của chàng đã làm lễ hỏa táng chàng[lower-alpha 16] 5) Khói từ tamatebako bay đến Horai khiến Công chúa Otohime đau buồn.[37]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Urashima_Tarō http://exhibits.lib.byu.edu/japanese/mainpage.php?... http://aska-r.aasa.ac.jp/dspace/bitstream/10638/63... http://www.cscd.osaka-u.ac.jp/user/rosaldo/Taro_Ur... http://www.t-komazawa.ac.jp/university/bulletin/pd... http://www.t-komazawa.ac.jp/university/bulletin/pd... http://www.t-komazawa.ac.jp/university/bulletin/pd... http://www3.u-toyama.ac.jp/niho/song/urashimataro/... http://dl.ndl.go.jp/info:ndljp/pid/1462184 http://dl.ndl.go.jp/info:ndljp/pid/1874185 http://researcharchive.vuw.ac.nz/xmlui/bitstream/h...