Tự_sự

Tự sự hay kể chuyện là bất kỳ sự tường thuật nào để kết nối các sự kiện, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi câu viết hoặc nói, hoặc một chuỗi hình ảnh.[1]Tự sự có thể được tổ chức trong một số chuyên đề và/hoặc thể loại loại hình và/hoặc phong cách: phi hư cấu (ví dụ: Tân Journalism, sáng tạo phi hư cấu, tiểu sửchép sử); hư cấu hóa các tường thuật về sự kiện lịch sử (ví dụ: giai thoại, thần thoạitruyền thuyết); và trong hư cấu (ví dụ: văn học bằng văn xuôi, chẳng hạn như truyện ngắntiểu thuyết, và thỉnh thoảng trong thơkịch, mặc dù trong kịch các sự kiện chủ yếu được diễn thay vì kể). Tự sự được tìm thấy trong tất cả hình thức sáng tạo của con người và nghệ thuật, chẳng hạn như bài nói, bài viết, bài hát, phim, truyền hình, trò chơi, nhiếp ảnh, sân khấu, trò chơi nhập vainghệ thuật thị giác.Tự sự cũng có thể được tìm thấy trong quá trình kể chuyện truyền miệng, như ở nhiều cộng đồng thổ dân châu Mỹ. Tự sự trong các câu chuyện kể này được sử dụng để hướng dẫn con cái về hành vi thích hợp, lịch sử văn hóa, hình thành một bản sắc cộng đồng, và các giá trị.[2] Tự sự cũng hoạt động như những thực thể sống qua những câu chuyện văn hóa, khi chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi vì tự sự thường kết thúc mà không có ý nghĩa rõ ràng, trẻ em như tham gia vào trong quá trình kể chuyện bởi như vậy sẽ càng đi sâu hơn vào câu chuyện mở và giúp chúng tự tìm câu trả lời cho riêng mình.[3]Tự sự có thể được sử dụng như một từ đồng nghĩa của "tường thuật". Nó cũng có thể được sử dụng để dẫn dắt chuỗi các sự kiện được mô tả trong một câu chuyện. Tự sự cũng có thể được lồng vào trong những tự sự khác, chẳn hạn như một câu chuyện được kể bởi những người kể chuyện không đáng tin cậy thường được tìm thấy trong các thể loại hư cấu noir. Một phần quan trọng của tự sự là chế độ tường thuật, tập hợp các phương pháp được sử dụng để giao tiếp tự sự thông qua một quá trình tường thuật.Cùng với thuyết minh, nghị luậnmiêu tả, tự sự, theo nghĩa rộng, là một trong bốn chế độ tu từ của bài luận. Theo nghĩa hẹp hơn, nó là một lối viết trong tác phẩm hư cấu, theo đó người kể chuyện giao tiếp trực tiếp với người đọc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tự_sự http://books.google.com/books?id=8aO_oChF6HQC&prin... http://signbook.persiangig.com/document/literature... http://imgs.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?f=/c/a/... http://www.uni-koeln.de/~ame02/pppn.htm http://narrative.georgetown.edu/ http://psychweb.cisat.jmu.edu/ToKSystem/Related%20... http://docfilm.sfsu.edu/ http://www.sfsu.edu/~news/2011/fall/15.html http://www.clas.ufl.edu/users/pcraddoc/narhand1.ht... http://elanguage.net/blogs/booknotices/?p=1175