Tính_xã_hội
Tính_xã_hội

Tính_xã_hội

Tính xã hội là mức độ mà các cá thể trong một quần thể động vật có khuynh hướng liên kết thành các nhóm xã hội và hình thành các xã hội hợp tác. Những động vật có tính xã hội được gọi là động vật xã hội [1].Tính xã hội là một phản ứng sống còn đối với áp lực tiến hóa mà một số loài đã đạt được. Tính xã hội cũng phụ thuộc vào sự lựa chọn tiến hóa, và các lý thuyết và mô hình giải thích nguồn gốc và sự duy trì của nó rất đa dạng [2]. Ví dụ, khi một con ong mẹ ở gần ấu trùng của nó trong tổ, ký sinh trùng ít ăn ấu trùng. Các nhà sinh học nghi ngờ rằng áp lực từ ký sinh trùng và các loài ăn thịt khác đã dẫn đến ong vespidae chọn hành vi này [3].Hành vi của ong này chứng minh tính chất cơ bản nhất của xã hội động vật, là đầu tư của cha mẹ cho thế hệ kế tục. Đầu tư của cha mẹ là bất cứ chi phí nào của các nguồn lực (thời gian, năng lượng, vốn xã hội) để con cái hưởng lợi. Đầu tư của cha mẹ làm giảm khả năng đầu tư vào việc sinh sản trong tương lai và hỗ trợ cho họ hàng, kể cả con cái của con khác. Một con vật chăm sóc cho con của nó nhưng không có các đặc điểm xã hội khác được gọi là cận xã hội.Ngược lại với động vật xã hộiđộng vật sống đơn độc, chỉ gặp và giao tiếp với nhau khi sinh sản.