Tách_biệt_giáo_hội_và_chính_phủ

Tách biệt giáo hội và chính phủ (chữ Anh: separation of church and state), hoặc gọi phân li chính giáo, là chỉ sự chia cắt quyền lực cơ quan tôn giáo và quyền lực thống trị chính phủ nhà nước. Ví dụ, trong "Tu chính án thứ nhất Hiến pháp Hoa Kỳ" quy định thành văn rõ ràng: "Quốc hội không được chế định pháp luật liên quan đến việc thiết lập quốc giáo hoặc cấm chỉ tự do tôn giáo". Ngoài ra, lực lượng nhà nước không viện trợ, khuyến khích hoặc áp bức các đoàn thể tôn giáo. Là một nguyên tắc của chính trị học hiện đại, bắt nguồn ở Cách mạng Khoa học, Cuộc vận động Khai sáng, Phục hưng văn nghệCải cách tôn giáo khiến cho châu Âu thoát khỏi sự kiểm soát của tôn giáo, đồng thời trở thành quan điểm chủ lưu của học thuyết chính trị Âu Mĩ.Không ít các nước trên thế giới, vẫn có chính đảng đậm đặc bối cảnh của tôn giáo, bất luận là Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo hoặc Hồi giáo. Thế lực tôn giáo vẫn có sức ảnh hưởng đối với chính phủ, không ít nhân vật chính trị có quan hệ ở mức độ nhất định với đoàn thể tôn giáo, đoàn thể tôn giáo vẫn ảnh hưởng hết sức lên chính phủ.

Liên quan