Cải_cách_Kháng_nghị
Cải_cách_Kháng_nghị

Cải_cách_Kháng_nghị

Cải cách Kháng nghị (Protestant Reformation) hay Cải cách Tin Lành là cuộc cải cách tôn giáo khởi xướng bởi Martin Luther và được tiếp nối bởi Jean Calvin, Huldrych Zwingli, Jacobus Arminius và những người khác tại châu Âu thế kỷ 16. Với ý định ban đầu là nhằm cải cách Giáo hội Công giáo Rôma, phong trào thường được coi là bắt đầu với 95 luận đề của Martin Luther và kết thúc với Hòa ước Westphalia năm 1648.[1] Khi ấy, nhiều người ở châu Âu bất bình về những điều họ cho là các giáo lý giả mạo và những lạm dụng phổ biến trong giáo hội, nhất là việc mua bán phép ân xá (indulgence). Một hiện tượng khác gây bất mãn không kém là việc buôn bán chức thánh, cũng như tình trạng thối nát trong giới tăng lữ. Đối với nhiều người, sự băng hoại này là cố tật của cả hệ thống, ngay cả ở vị trí các Giáo hoàng.Ngày 31 tháng 10 năm 1517, tại Sachsen (thuộc nước Đức ngày nay), Martin Luther treo Chín mươi lăm Luận đề trên cửa Nhà thờ Lâu đài Wittenberg (đây là chỗ được dùng để treo các thông báo của viện đại học)[1] kêu gọi mở các cuộc tranh luận về các vấn đề của giáo hội. 95 luận đề của Luther trình bày các luận điểm phê phán giáo hội và Giáo hoàng, tập chú vào việc bán phép ân xá, và quan điểm của giáo hội về Luyện ngục. Trước Luther đã có những người lên tiếng đòi cải cách như Pierre Vaudès, John WycliffeJan Hus. Nhiều nhân vật khác tiếp bước phong trào cải cách tuy quan điểm có khác biệt nhất định với Luther, như Huldrych Zwingli, Jean Calvin và Jacobus Arminius. Nhìn chung, những giáo lý của giáo hội mà những người chủ trương cải cách muốn thay đổi là luyện ngục, sự sùng kính Maria, việc các thánh cầu bầu và được tôn kính, hầu hết các bí tích, luật độc thân giáo sĩ, và thẩm quyền của Giáo hoàng.Giáo hội Công giáo thời đó đã phản ứng bằng cách tiến hành chiến dịch chấn hưng Công giáo và phản đối Kháng Cách, do Công đồng Trent khởi xướng và được Dòng Tên thực thi triệt để. Nhìn chung, Bắc Âu, ngoại trừ Ireland và một vài nơi thuộc Anh Quốc, tiếp nhận đức tin Kháng Cách, Nam Âu duy trì truyền thống Công giáo Rôma, trong khi tranh chấp quyết liệt dẫn đến những cuộc chiến diễn ra ở Trung Âu.[2]Trong số các giáo phái phát sinh từ cuộc Cải cách Kháng nghị, quan trọng nhất là cộng đồng các Giáo hội Lutheran (phần lớn ở Đức, vùng NordicBaltic) và các Giáo hội Cải cách (hay Calvinist, hầu hết ở Pháp, Thụy Sĩ, Hà Lan, Hungary, và Scotland). Bên cạnh đó cũng tồn tại các phong trào như Anabaptist được gọi chung là Cải cách Triệt để.

Cải_cách_Kháng_nghị

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cải_cách_Kháng_nghị http://books.google.com/books?vid=0bbTMcT6wXFWRHGP... http://books.google.com/books?vid=OCLC00403814&id=... http://books.google.com/books?vid=OCLC02338418&id=... http://books.google.com/books?vid=OCLC02338418&id=... http://www.orlutheran.com/html/mlserms.html http://www.questia.com/PM.qst?a=o&d=62407231 http://home.eckerd.edu/~oberhot/paris-siege-stbart... http://history.hanover.edu/early/prot.html http://www.umbc.edu/history/CHE/techerpages/Eppard... http://www.yale.edu/lawweb/avalon/westphal.htm