Tàu_điện_ngầm
Tàu_điện_ngầm

Tàu_điện_ngầm

Tàu điện ngầm, còn được gọi là đường sắt đô thị ở Việt Nam[1][2] (tiếng Anh: Rapid traisit, Mass rapid transit (MRT), heavy rail, metro, subway, tube, U-Bahn, underground) là hệ thống giao thông rộng lớn dùng chuyên chở hành khách trong một vùng đô thị, thường chạy trên đường ray. Những tuyến đường này có thể đặt ngầm dưới lòng đất, hay treo trên cao bằng hệ thống cầu cạn. Khác với xe điện mặt đất (tramway), tàu điện ngầm có thể đạt tốc độ cao vì có lối đi riêng, không phải chung đường giao thông với những phương tiện chuyên chở khác.Tàu điện ngầm chạy nhiều lượt thành nhiều chuyến mỗi ngày trên những tuyến nhất định, nên có thể vận chuyển số lượng lớn hành khách. Vì có nhiều chuyến, việc đi lại bằng tàu điện thuận tiện và thoải mái hơn cho hành khách. Đa số các thành phố lớn trên thế giới đều có hệ thống tàu điện ngầm. Cùng mẫu số với tàu điện (tramway) và xe buýt, tàu điện ngầm có những trạm cố định để dừng cho khách lên xuống nhưng vì có đường đi dành riêng nên tàu điện ngầm đi nhanh hơn, không bị kẹt xe và cũng an toàn hơn.Nước Anh là nước đầu tiên trên thế giới xây đường tàu điện ngầm, đoạn tàu điện ngầm đầu tiên chỉ dài 6 km.Tốc độ chạy tàu điện ngầm nhanh nhất ở Mỹ, đạt 72 km/h. Lượng vận chuyển hành khách lớn nhất ở Matxcơva (Nga), mỗi năm 2,5 lượt tỉ người. Đường tàu điện ngầm thuận tiện nhất ở Paris (Pháp).[cần dẫn nguồn]Mức độ tự động hoá quản lý của hệ thống tàu điện ngầm rất cao. Thường không có người quản lý, sau khi hành khách bỏ tiền vào máy tự động, máy sẽ tự động đẩy ra tấm card từ có đầy đủ thông tin nhận biết ga xa nhất mà hành khách muốn đến, khi đến cửa ra vào, hành khách nhét vé vào máy soát vé, thanh chắn cửa tự động mở ra. Nếu đi vượt quá quãng đường ghi trên vé thì thanh chắn không mở và hành khách phải bù thêm lượng tiền còn thiếu mới ra được khỏi ga tàu.Đường tàu điện ngầm thường được hiểu là đi ngầm dưới mặt đất, nhưng hiện nay hơn 60 đường tàu điện ngầm trên thế giới, chỉ có 10 đường là hoàn toàn trong mặt đất, còn lại là kết hợp giữa trên và dưới mặt đất, ở nơi sầm uất thì phải làm dưới mặt đất, còn lại dùng cầu vượt hoặc đi trên mặt đất để giảm bớt khó khăn và giá thành thi công.