Triton_(vệ_tinh)
Triton_(vệ_tinh)

Triton_(vệ_tinh)

Triton là vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Hải Vương và là vệ tinh đầu tiên của Sao Hải Vương được phát hiện. Nó được khám phá vào ngày 10 tháng 10 năm 1846 bởi nhà thiên văn học người Anh William Lassell. Đây là vệ tinh lớn duy nhất trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo nghịch hành, quỹ đạo theo hướng ngược với vòng quay của hành tinh. Với đường kính 2.710 kilômét (1.680 mi), đây là vệ tinh lớn thứ bảy trong Hệ Mặt Trời, vệ tinh duy nhất của Sao Hải Vương đủ lớn để ở trạng thái cân bằng thủy tĩnh và vệ tinh hành tinh lớn thứ hai so với hành tinh của nó, sau Mặt Trăng của Trái Đất. Do quỹ đạo nghịch hành và thành phần tương tự như Sao Diêm Vương, Triton được cho là một hành tinh lùn bị bắt từ vành đai Kuiper.

Triton_(vệ_tinh)

Suất phản chiếu 0,76
Bán kính trung bình 1353,4 ± 0,9 km[3] (0,2122 Trái Đất)
Bán trục lớn 354.800 km
Thể tích 10.384.000.000 km³
Độ lệch tâm 0,000 016[1]
Áp suất khí quyển bề mặt 0,001 kPa
Vệ tinh của Sao Hải Vương
Hấp dẫn bề mặt 0,782 m/s²
Độ nghiêng trục quay zero
Ngày khám phá 10 tháng 10 năm 1846
Thành phần khí quyển 99,9% nitơ
0,1% mêtan
Khám phá bởi William Lassell
Khối lượng 2,147×1022 kg (0,00359 Trái Đất)
Độ nghiêng quỹ đạo 129,812° (so với mặt phẳng hoàng đạo)
156,885° (so với xích đạo Sao Hải Vương)[2]
129,608° (so với quỹ đạo của Sao Hải Vương)
Mật độ khối lượng thể tích 2,05 g/cm³
Nhiệt độ 34,5 K
Diện tích bề mặt 23.018.000 km²
Chu kỳ quỹ đạo −5,877 ngày
(nghịch hành)
Chu kỳ tự quay 5 ngày, 21 giờ, 2 phút, 28 giây
Tốc độ vũ trụ cấp 2 1,455 km/s