Tra_tấn
Tra_tấn

Tra_tấn

Tra tấn (bao gồm cả hành hạ, nhục hình) là việc có chủ ý gây đau khổ tâm lý hoặc thể chất (bạo lực, hành hạ, làm đau đớn, tạo sự lo sợ hoặc làm nhục) của người này gây ra cho người khác. Sự tra tấn thường được sử dụng như một phương tiện cho một mục đích cụ thể, chẳng hạn như để ép có được một lời thú tội, ép cung khai báo, một sự rút lui hoặc để có một thông tin hoặc để phá vỡ ý chí và sức đề kháng của các nạn nhân bị tra tấn (tạm thời hoặc vĩnh viễn).Tra tấn theo nghĩa hẹp là một hành động của một nhóm lợi ích cụ thể (ví dụ, một cơ quan của bộ máy quản lý nhà nước hoặc một tổ chức chính trị-quân sự) gây ra cho một cá nhân, chẳng hạn như các tòa án trong lịch sử, các dịch vụ công an, cảnh sát hoặc tình báo.Trong lịch sử, tra tấn được sử dụng như một hình thức cải tạo chính trị, tái thẩm vấn, trừng phạt và cưỡng chế. Ngoài hình thức tra tấn do nhà nước tài trợ thì các cá nhân hay các tổ chức cũng có thể có động cơ để thực hiện tra tấn với những người khác với những lý do tương tự như nhà nước; tuy nhiên, động cơ của việc tra tấn cũng có thể là để thỏa mãn những trò tàn bạo của người tra tấn.Tra tấn bị luật pháp quốc tế và luật pháp trong nước của hầu hết các quốc gia nghiêm cấm. Tra tấn được coi là sự xâm phạm quyền con người, điều này được nêu rõ trong Điều 5 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Các quốc gia ký Công ước Geneva lần baCông ước Geneva lần bốn chính thức đồng ý không tra tấn tù nhân trong các cuộc xung đột vũ trang. Tra tấn cũng bị cấm bởi Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc, điều này đã được 147 quốc gia phê chuẩn.[1]