Toán_học_kiến_thiết

Trong triết học toán học, toán học kiến thiết hay chủ nghĩa kiến thiết là tư tưởng cho rằng cần thiết phải tìm ra (hoặc xây dựng) một vật thể toán học để khẳng định là nó tồn tại. Trong toán học cổ điển, ta có thể chứng minh sự tồn tại của một vật thể toán học bằng phép phản chứng. Chứng mình bằng phản chứng không có tính kiến thiết.Toán học kiến thiết có nhiều trường phái.[1] Ta có thể kể tên trường phái trực giác (intuitionism) sáng lập bởi Luitzen Egbertus Jan Brouwer, trường phái hữu hạn (finitism) sáng lập bởi David Hilbert và Paul Bernays, toán học đệ quy kiến thiết sáng lập bởi Nikolai Aleksandrovich Shanin và Andrei Markov, giải tích kiến thiết bởi Errett Bishop. Toán học kiến thiết cũng bao gồm cả lý thuyết tập hợp kiến thiết (như là CZF) và lý thuyết topos.