Tiêu_chảy
Tiêu_chảy

Tiêu_chảy

Tiêu chảy, (bắt nguồn từ phương ngữ tiếng Việt miền Nam), còn gọi là ỉa chảy, tiếng Anh: Diarrhea là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Bệnh có hai dạng là "tiêu chảy cấp tính" và "tiêu chảy mạn tính".[2][3] Nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng đường ruột do virus, siêu vi hoặc ký sinh trùng gây ra, một chứng bệnh được gọi là viêm dạ dày-ruột. Các trường hợp nhiễm trùng này là thường là do ăn thức ăn hoặc uống nước đã bị nhiễm khuẩn từ phân hoặc trực tiếp từ người mắc bệnh. Có thể chia tiêu chảy thành ba loại: tiêu chảy phân nước ngắn hạn, tiêu chảy phân có máu ngắn hạn, và nếu tiêu chảy kéo dài hơn hai tuần thì được gọi là tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy phân nước ngắn hạn có thể do nhiễm khuẩn tả gây ra. Nếu có máu xuất hiện trong phân, thì đó là mắc chứng lỵ. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy không do nhiễm khuẩn như: tăng năng tuyến giáp, không dung nạp lactose, bệnh viêm đường ruột, một số loại thuốc, hội chứng ruột kích thích.Để ngăn ngừa tiêu chảy do nhiễm khuẩn, cần cải thiện điều kiện vệ sinh, uống nước sạch, và rửa tay. Việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng được khuyến nghị đồng thời với việc tiêm chủng phòng rotavirus. Dung dịch bù nước bằng đường uống (ORS), là nước sạch với chút muối và đường, cùng với viên kẽm là những phương pháp điều trị được chọn sử dụng. Và cách điều trị này được đánh giá là đã cứu được 50 triệu trẻ em trong 25 năm qua.[1] Khi mắc bệnh tiêu chảy, bệnh nhân được khuyến nghị tiếp tục ăn thức ăn bổ dưỡng và trẻ nhỏ tiếp tục được cho bú mẹ. Trong trường hợp không có sẵn ORS thương mại, có thể tự pha chế các dung dịch bù nước ở nhà để dùng. Đối với những trường hợp mất nước nghiêm trọng, việc truyền dịch có thể được yêu cầu sử dụng. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, tiêu chảy vẫn được điều trị tốt bằng việc bù nước bằng đường uống. Các loại thuốc kháng sinh hiếm khi được sử dụng, tuy nhiên, kháng sinh vẫn có thể được bác sĩ kê toa trong một số ít trường hợp những người bị tiêu chảy có máu và sốt cao, những người bị tiêu chảy nghiêm trọng khi đi du lịch, và những người có vi khuẩn hoặc ký sinh trùng rõ ràng trong phân. Loperamide có thể giúp giảm số lần đi tiêu nhưng không được dùng với những người đang mắc bệnh nặng.Có khoảng 1,7 đến 5 tỷ ca mắc tiêu chảy mỗi năm. Phần lớn là ở các nước đang phát triển, nơi mà trẻ em mắc tiêu chảy trung bình ba lần trong một năm. Vào năm 2012, tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến đứng thứ hai trên thế giới làm chết trẻ em dưới năm tuổi (0,76 triệu hoặc 11%). Việc thường hay mắc tiêu chảy cũng là nguyên nhân phổ biến của tình trạng suy dinh dưỡng và đó là nguyên nhân chính yếu làm trẻ dưới năm tuổi bị còi cọc. Các hậu quả về lâu về dài khác có thể xảy ra do hay mắc tiêu chảy gồm có thể chất yếu ớt, và kém phát triển trí tuệ.Bệnh tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến tử vong ở các nước đang phát triển và đứng thứ hai trong số các bệnh gây tử vong trẻ em trên thế giới.[1][4] Năm 2009, theo khảo sát, bệnh tiêu chảy là nguyên nhân làm cho 1.1 triệu trẻ em 5 tuổi và 1.5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiêu_chảy http://www.diseasesdatabase.com/ddb3742.htm http://www.emedicine.com/ped/topic583.htm http://www.gastromd.com/education/malabsorptionsyn... http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=787.... http://www.medterms.com/script/main/art.asp?articl... http://www.cdc.gov/nczved/divisions/dfbmd/diseases... http://www.guideline.gov/content.aspx?id=12679&sea... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18813221 //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2020/MB_cgi?field=uid&t... http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/00...