Hỏi Thảo_luận_Thành_viên:Nguyentrongphu

Tôi thấy hai khái niệm "cụm thiên hà" và "quần tụ thiên hà" là tương đương nhau (cụm thiên hà đổi hướng đến quần tụ thiên hà), thậm chí từ khóa "cụm thiên hà" còn vượt trội hơn (gấp 8 lần) so với "quần tụ thiên hà", chưa kể đến "cụm thiên hà" còn được hỗ trợ rất nhiều bởi báo chí chính thống (xem ). Ngoài ra, tìm kiếm "cụm Xử Nữ" với ngoặc kép cho ra nhiều kết quả, nhưng tìm kiếm với "quần tụ Xử Nữ" lại cho ra 0 kết quả. Có lẽ đã đến lúc xem xét khái niệm phổ biến hơn (trong tiếng Việt)? ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 05:56, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)

Nguyenhai314 ok hợp lý. Căn bản là 2 cái này tương đồng. Bạn có thể sửa lại Quần tụ Xử Nữ thành Cụm Xử Nữ. Tuy nhiên, xin lưu ý cụm thiên hà không đồng nghĩa với cụm sao. Cụm sao cầu nằm trong 1 thiên hà; nhiều thiên hà cộng lại thành 1 cụm thiên hà. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:02, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)Hahaha có một điểm tôi thấy khá thú vị, khi có chữ "thiên hà" thì "cluster" được gọi là "quần tụ", đến khi đi với một tên cụ thể (như Xử Nữ) thì lại là "cụm", khi là "supercluster" thì lại là "siêu đám". Cùng 1 khái niệm mà có đến 3 cách gọi khác nhau, quý ĐPV có thấy nên đồng nhất không? ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 06:11, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)Nguyenhai314 bình thường mà. Có rất nhiều chữ tiếng Anh khi dịch ra tiếng Việt thì có rất nhiều nghĩa khác nhau (chúng ta phải chọn đúng từ tùy vào ngữ cảnh). Ví dụ: chữ contraction -> trong y học là mắc bệnh, ngôn ngữ học là viết gọn lại và các ngành khoa học là co.Quần tụ thiên hà và cụm thiên hà là đồng nghĩa. Bạn thích xài cái nào cũng được. Nếu thích, bạn có thể đổi lại quần tụ thiên hà thành cụm thiên hà (giống như heo vs lợn). "Supercluster" nếu dịch thành "siêu cụm" thì nghe không được hay nên tôi nghĩ đó là lý do tại sao người ta lại dịch nó thành "siêu đám".Người đầu tiên đặt tên một vật gì đó trong một nghiên cứu được xuất bản thường được tôn trọng dù họ cách đặt tên của họ có hợp lý hay không. Ví dụ: Sao Hỏa, Sao Kim và Sao Mộc vân vân... không phải là ngôi sao nhưng vẫn có tên sao trong chúng, tại sao? Lý do đơn giản là hồi xưa các nhà chiêm tinh học TQ tưởng mấy hành tinh đó là ngôi sao nên mấy đặt tên chúng là như vậy. Mãi sau này, người ta mới nhận ra chúng không phải sao mà là hành tinh. Tuy nhiên, tên của chúng vẫn được giữ như cũ. Tại sao không đổi tên chúng thành hành tinh Hỏa, hành tinh Kim vân vân? Lý do là tất cả các sử sách suốt mấy ngàn năm đều gọi tên chúng là Sao Hỏa, Sao Kim vân vân... Để thuận lợi cho việc tra cứu tài liệu cổ + tôn trọng người đầu tiên đặt tên nên người ta vẫn giữ tên chúng như vậy mặc dù trên nguyên tắc thì tên chúng là không đúng theo khoa học. Một ví dụ nữa: atom trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là không thể chia nhỏ ra được nữa. Người ta đặt tên nó là atom vì người ta tưởng nó là vật chất nhỏ nhất và không có vật nào nhỏ hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã sai. Khoa học hiện đại đã phát hiện ra rất nhiều hạt nhỏ hơn atom, nhưng họ vẫn giữ tên atom mặc dù cái tên có nghĩa hoàn toàn sai. Cho bạn 2 ví dụ thú vị thôi chứ trong khoa học người ta đặt tên sai nhiều lắm (mãi sau này mới biết là đặt tên sai) nhưng vẫn phải tôn trọng lịch sử và người đặt tên. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:20, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Nguyentrongphu http://vi.Wikipedia.7val.com/ http://wikipedia.de/wke/Main_Page?action=purge http://meta.wikimedia.org/wiki http://www.thpt-lehongphong-tphcm.edu.vn/vi/gioith... https://tongkhothocao.blogspot.com/2016/01/mien-tu... https://www.britannica.com/topic/social-democracy https://www.google.com/search?biw=1189&bih=1222&tb... https://www.google.com/search?biw=1269&bih=2332&sx... https://www.google.com/search?biw=1269&bih=2332&sx... https://vnexpress.net/canh-trang-ti-lam-phap-su-go...