Thượng_Đế_trong_Hồi_giáo
Thượng_Đế_trong_Hồi_giáo

Thượng_Đế_trong_Hồi_giáo

Trong Thần học Hồi giáo, Thiên Chúa (tiếng Ả Rập: الله‎ Allāh) là Đấng Tạo Hóa, điểm tựa toàn năng và toàn tri và là Đấng Phán xét của mọi sự sống.[1] Hồi giáo nhấn mạnh rằng Thiên Chúa là độc nhất (tawḥīd ),[2] duy nhất (wāḥid ) và vốn chỉ có một (aḥad ), có tất cả sự từ bi và toàn năng.[3] Theo giáo lý Islam, Thiên Chúa hiện hữu khắp mọi nơi và theo Thiên kinh Qur'an, "Không cái nhìn nào bắt kịp Ngài trong lúc Ngài bắt kịp mọi cái nhìn; bởi vì Ngài là Đấng Tinh-tế, Am tường". Thượng đế, theo như tham chiếu trong Kinh Qur'an, là Thiên Chúa duy nhất.[4][5]Định nghĩa của Allah được đưa ra trong Surat thứ 112 Al-'Ikhlāş ("Sự Thuần khiết"): Hãy bảo: "Ngài, Allah, là Một (Duy nhất). Allah là Đấng Samad. Ngài không sinh đẻ ai, cũng không do ai sinh ra, và cũng không một ai có thể ngang bằng với Ngài.[6]Trong đạo Islam, Thiên Chúa có 99 tên gọi (al-asmāʼ al-ḥusná có nghĩa là: "Những cái tên tốt nhất"). Mỗi trong số đó đều gợi lên một thuộc tính riêng biệt của Ngài.[7][8] Tất cả tên gọi đó đều đề cập đến Allah, tên của Thiên Chúa tối cao và toàn diện. Trong số 99 cái tên của Thiên Chúa, tên gọi quen thuộc nhất và phổ biến nhất là "Đấng Rất Mực Độ Lượng" (al-raḥmān) và "Đấng Rất Mực Khoan Dung" (al-raḥīm).[7][8]