Thánh_lễ

Thánh lễphụng vụ thờ phượng Thiên Chúa được thực hiện trong nhiều dạng của Kitô giáo Tây phương. Thánh lễ (lễ misa) là thuật ngữ dùng chủ yếu trong Giáo hội Công giáo Rôma[1], Anh giáo[2], Giáo hội Luther[3], Phong trào Giám Lý[4][5], Chính thống giáo kiểu Tây phương và Giáo hội Công giáo Cổ.Thánh lễ được tiến hành (dâng lễ) bởi một hay nhiều linh mục hay Giám mục với sự tham dự của các giáo dân. Thánh lễ tiến hành bởi nhiều linh mục/Giám mục gọi là Thánh lễ đồng tế, trong đó có một vị là Chủ tế. Thông thường Thánh lễ được tiến hành trong nhà thờ, nhưng cũng có thể tiến hành ở nơi khác như bệnh viện, trường học, nhà riêng. Không chỉ vậy Thánh lễ còn là ngày tưởng niệm một vị Thánh nào đó trong Thánh đạo.Tùy theo điều kiện, các nhà thờ có lịch Thánh lễ riêng. Tuy mỗi ngày các linh mục đều dâng Thánh lễ, các giáo dân chỉ buộc dự Thánh lễ vào ngày chúa nhật và các ngày lễ trọng do Giáo hội quy định. Những ngày thường trong tuần, mỗi nhà thờ thông thường chỉ có một hoặc hai Thánh lễ vào sáng sớm hay buổi chiều. Ngày chúa nhật do có nhiều giáo dân tham dự, các nhà thờ có nhiều Thánh lễ hơn. Vào chiều thứ bảy có thể cử hành Thánh lễ theo ngày Chúa Nhật.Thánh lễ theo nghi thức hiện nay được cử hành ở mọi giáo xứ đã được Giáo hoàng Phaolô VI ban hành vào ngày 3 tháng 4 năm 1969, trong bối cảnh nhu cầu của việc canh tân Phụng vụ Thánh theo tinh thần của Công đồng Vaticanô II, do vậy thánh lễ hiện nay còn được gọi là thánh lễ Novus Ordo (thánh lễ theo nghi thức mới, thánh lễ theo kiểu Cách tân). Trước kia Giáo hội Công Giáo cử hành thánh lễ theo nghi thức đã có từ thời Công đồng Trentô, mà quen gọi là thánh lễ Usus Antiquior (thánh lễ theo nghi thức Truyền thống, thánh lễ Cổ truyền). Hai nghi thức thánh lễ này có sự khác biệt đáng kể về cấu trúc.

Liên quan