Tam_thân

Tam thân (zh. 三身, sa. trikāya) là một thuật ngữ được dùng trong Phật giáo Đại thừa (sa. mahāyāna), chỉ ba loại thân của một vị Phật. Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng cho rằng Phật—như một nhân vật đã xuất hiện trên thế gian để hoằng hoá, tiếp độ chúng sinh—chính là biểu hiện của cái Tuyệt đối, của Chân như và Phật có khi hiện thân thành nhiều hình tướng khác nhau chỉ vì lợi ích của chúng sinh. Quan niệm Tam thân Phật được nêu ra nhằm nói lên quan điểm đó.Tam thân gồm:Ba thân Phật nói ở trên có lẽ đầu tiên được Vô Trước (sa. asaṅga) trình bày rõ nhất, xuất phát từ quan điểm của Đại chúng bộ (sa. mahāsāṅghika) và về sau được Đại thừa tiếp nhận. Đáng chú ý nhất là quan điểm Pháp thân nhấn mạnh đến thể tính tuyệt đối của một vị Phật và không chú trọng lắm đến Ứng thân của vị Phật lịch sử. Như thế, Phật là thể tính thanh tịnh của toàn vũ trụ, thường hằng, toàn tri. Các vị Phật xuất hiện trên Trái Đất chính là hiện thân của Pháp thân, vì lòng từ bi mà đến với con người, vì lợi ích của tất cả chúng sinh.Với quan điểm Ba thân này người ta tiến tới khái niệm không gian vô tận với vô lượng thế giới. Trong các thế giới đó có vô số chúng sinh đã được giác ngộ, với vô số Phật và Bồ Tát.