Sự_ổn_định_của_Hệ_Mặt_Trời

Sự ổn định của Hệ Mặt Trời là một chủ đề được điều tra nghiên cứu nhiều trong thiên văn học. Mặc dù các hành tinh là ổn định khi được quan sát theo dòng lịch sử và sẽ ổn định trong thời gian ngắn, nhưng các tác động hấp dẫn yếu của chúng đối với nhau có thể tăng lên theo những cách không thể dự đoán trước. Vì lý do này (và những lý do khác), Hệ Mặt Trời là hỗn loạn theo nghĩa kỹ thuật của lý thuyết hỗn loạn trong toán học,[1] và ngay cả các mô hình dài hạn chính xác nhất về chuyển động quỹ đạo của Hệ Mặt Trời cũng chỉ có độ chính xác không quá vài chục triệu năm.[2]Hệ Mặt Trời là ổn định khi xét theo quan điểm của lịch sử loài người và trong tương lai xa, nếu giả định rằng sẽ không có bất kỳ hành tinh nào va chạm với nhau hoặc bị đẩy ra khỏi hệ Mặt Trời trong vài tỷ năm tới,[3]quỹ đạo của Trái đất sẽ là tương đối ổn định.[4]Kể từ khi có định luật hấp dẫn của Newton (1687), các nhà toán học và thiên văn học như Laplace, Lagrange, Gauss, Poincaré, Kolmogorov, Vladimir ArnoldJürgen Moser đã tìm kiếm bằng chứng về sự ổn định của các chuyển động hành tinh, và nhiệm vụ này đã dẫn đến nhiều phát triển trong toán học, dẫn tới một số 'chứng minh' liên tiếp về sự ổn định của Hệ Mặt Trời.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự_ổn_định_của_Hệ_Mặt_Trời http://www.slideserve.com/shina/the-stability-of-t... //arxiv.org/abs/astro-ph/0702179 //doi.org/10.1038%2Fnphys728 //doi.org/10.1051%2F0004-6361:20041335 //dx.doi.org/10.1888%2F0333750888%2F2198 https://books.google.com/books?id=xhm3m-ka0XUC&dq=... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1994A&A...287L..... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2000eaa..bookE21... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2004A&A...428..2... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2007NatPh...3..6...