Sādhanā
Sādhanā

Sādhanā

Sādhanā (Sanskrit साधना; Tibetan: སྒྲུབ་ཐབས་, THL: druptap; Chinese: 修行; pinyin: xiūxíng), nghĩa cơ bản “Sự kỉ luật có hệ thống để đạt được tri thức hay mục đích mong muốn”, Sadhana cũng được thực hiện nhằm đạt được sự buông bỏ khỏi những sự vật của thế giới điều mà là mục đích của một Sadhu, Karma Yoga cũng được mô tả là Sadhana, Bhakti Yoga & Gnyan Yoga cũng vậy, những nỗ lực liên tục để đạt được mức độ cao nhất của sự hoàn hảo trong tất cả sự nối tiếp liên tục ngày qua ngày có thể được mô tả như Sadhana, là một thuật ngữ chung đến từ truyền thống yoga và nó ám chỉ mọi hình thức luyện tập tâm linh nhắm đến quá trình luyện tập của một sādhaka hướng đến sự thể hiện rất cao của cuộc đời anh ta hay cô ta trong thực tế. Nó gồm sự đa dạng về các hình thức kỉ luật trong truyền thống Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo JainSikh theo đuổi để đạt được nhiều mục tiêu nghi lễ và tâm linh khác nhau.  Sādhanā cũng được ám chỉ là một hình thức cầu nguyện tantra hay hướng dẫn cầu nguyện, đó là, những hướng dẫn thực hiện một phương pháp luyện tập nhất định.Một bậc thầy tâm linh và yogi của thời hiện đại, Jaggi Vasudev, định nghĩa sādhanā như sau:[1]Mọi thứ đều có thể là sādhanā. Cách bạn ăn, cách bạn ngồi, cách bạn đứng, cách bạn thở, cách bạn hướng dẫn cơ thể và tâm trí bạn và nguồn năng lượng và cảm xúc của bạn – điều này là sādhanā. Sādhanā không phải là một hành động đặc biệt nào đó, sādhanā nghĩa là bạn dùng mọi thứ như phương tiện cho hạnh phúc của mình.Nhà sử học N. Bhattacharyya đưa ra định nghĩa cơ bản về lợi ích của sādhanā như sau:Sādhanā về mặt tôn giáo, điều vừa ngăn cản một sự thái quá của vật chất vừa tác động lên tâm trí và bản chất(bhāva) trong hình thức phát triển tri thức về sự buông bỏ và không vướng mắc. Sādhanā là một phương tiện nhờ đó người nô lệ trở nên giải thoát.B. K. S. Iyengar (1993: tr. 22), trong bản dịch tiếng Anh và bình luận lên tác phẩm Yoga Sutras of Patanjali, định nghĩa sādhanā trong mối quan hệ với abhyāsakriyā:Sādhanā là một hình thức rèn luyện được thực hiện trong việc theo đuổi một mục tiêu. Abhyāsa là việc thực hiện lặp lại được thực hiện bằng cách quan sát và tư lự. Kriyā, hay hành động, cũng ám chỉ việc hành động một cách tốt nhất việc nghiên cứu và suy xét. Vì vậy, sādhanā, abhyāsa, và kriyā đều có cùng nghĩa và cùng là một thứ. Một sādhaka, hay hành giả, là người áp dụng điêu luyện… tâm trí và trí tuệ trong việc thực hành hướng tới một mục tiêu tâm linh.