Sét_núi_lửa
Sét_núi_lửa

Sét_núi_lửa

Sét đánh trên miệng núi lửa (tiếng Anh: Volcanic lightning) là sự phóng điện trong khí quyển gây ra bởi một vụ phun trào núi lửa, chứ không phải từ một cơn giông sét thông thường. Các vụ phun trào núi lửa tạo ra sét có thể được gọi một cách thông thường là bão sét bẩn, nhưng thuật ngữ này về mặt kỹ thuật chỉ đề cập đến các đám mây có chứa nhiều tro bụi tương tác với các hệ thống thời tiết có chứa băng. Sét núi lửa có thể xảy ra hoàn toàn độc lập với bất kỳ tương tác khí tượng nào.Những quan sát sớm nhất được ghi lại về sét núi lửa[1] là từ Pliny trẻ, một cư dân xấu số của Pompeii, người đã mô tả sự phun trào của núi Vesuvius vào năm 79 sau Công Nguyên, ông viết: "Có một bóng tối dữ dội nhất khiến nhiều người kinh hoàng hơn bởi những tia sáng bất thường của những ngọn đuốc bị che khuất bởi ngọn lửa chớp tắt"[2] Nghiên cứu đầu tiên về sét núi lửa cũng được tiến hành tại núi Vesuvius bởi Giáo sư Palmieri, người đã quan sát các vụ phun trào năm 1858, 1861, 1868 và 1872 từ Đài thiên văn Vesuvius. Những vụ phun trào thường bao gồm hoạt động của sét.[2]Sét đánh trên miệng núi lửa thường phát sinh từ tro, các mảnh đá và các hạt ejecta khác tạo ra sự tĩnh điện trong miệng núi lửa.[3] Một nghiên cứu cho biết, 27,35% các vụ phun trào đi kèm với sét, giả sử một lần phun trào mỗi năm trên núi lửa, và chỉ ra rằng sét núi lửa đã được quan sát thấy trong 212 lần phun trào từ 80 núi lửa khác nhau.[4]Một hình ảnh nổi tiếng về hiện tượng này được chụp bởi Carlos Gutierrez và xảy ra ở Chile phía trên núi lửa Chaiten.[5] Nó lưu hành rộng rãi trên internet. Một hình ảnh đáng chú ý khác của hiện tượng này là "Sức mạnh của thiên nhiên",[6] được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mexico, Sergio Tapiro[7] tại Colima, Mexico, đã giành vị trí thứ ba (hạng mục Tự nhiên) trong Cuộc thi ảnh báo chí thế giới năm 2016.[8] Các trường hợp khác đã được báo cáo ở trên núi lửa Augustine của Alaska,[9] núi lửa Eyjafjallajökull của Iceland[10]núi EtnaSicily, Ý.[11]

Sét_núi_lửa

Ảnh hưởng Sét
Dấu hiệu Liên kết với các vụ phun trào núi lửa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sét_núi_lửa http://news.nationalgeographic.com/news/2007/02/07... http://news.nationalgeographic.com/news/2008/05/ph... http://news.nationalgeographic.com/news/2010/04/ph... http://volcano.oregonstate.edu/history-volcanic-li... //doi.org/10.1007%2Fs10712-006-9007-2 //doi.org/10.1029%2F2000JB900068 //doi.org/10.1029%2F96jd03125 //doi.org/10.1130%2FG36255.1 http://www.electrostatics.org/images/ESA_2014_G_Ap... http://iopscience.iop.org/article/10.1088/1748-932...